
Bích Xuân
Cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp đã kết thúc. Kết quả chung cuộc đã không đi ra ngoài dự đoán của giới truyền thông. Không quá ồn ào như bầu cử tại Mỹ, nhưng nhìn lại cuộc tranh cử vừa qua, quả cũng có lắm điều thú vị.
Sau cuộc phiếu
vòng đầu ngày 22.4.2012, tỉ lệ phiếu của ứng cử viên (ƯCV) François Hollande là
53.5%, Nicola Sarkozy 46,5%. Nicola Sarkozy là Tổng Thống Pháp đương nhiệm, còn
François Hollande là Chủ tịch đảng Xã hội (cánh tả), đã đồng ý tiếp tục tranh
luận trên truyền hình. François Hollande chủ trương đánh thuế cao trên các thu
nhập cao. Nicola Sarkozy (cánh hữu) thì giảm thuế giới kỹ nghệ, được báo chí
phía tả gọi là "Tổng thống của nhà giàu".
Ban đầu ông
Sarkozy đề nghị ba đề tài, nhưng ông Hollande chỉ chấp nhận có một. Ông
Hollande có được đa số cử tri thuận lợi so với ông Sarkozy. Số cách biệt tỉ lệ
cử tri ủng hộ quá lớn giữa phe Hollande và Sarkozy, nên dù có thêm cuộc tranh
luận, Sarkozy cũng khó thắng! Trước bầu cử vòng một ông Sarkozy bị nhiều tờ báo
đả kích. Cuộc tranh luận xem như là cơ hội cuối cùng của Sarkozy để các cử tri
có quyết định trong vòng hai.
Cuộc tranh luận
của hai ứng cử viên François Hollande và Nicola Sarkozy trước bầu cử - Photo
AFP
Những ngày
trước đó, nhiều thông tin do báo chí tiết lộ gây bất lợi cho Sarkozy về vụ ông
Mouammar Kadhafi đã từng tài trợ 50 triệu euro cho chiến dịch vận động tranh cử
tổng thống của ông năm 2007, đã gây nhiều tranh cãi và Nicola Sarkozy bác bỏ
mọi cáo buộc này.
Theo thăm dò
Dân Ý của CSA thực hiện thì đa số dân Pháp coi Nicola Sarkozy có nhiều ảnh
hưởng hơn François Hollande đối với Âu Châu, nhưng không vì thế mà họ ủng hộ
ông Nicola Sarkozy. Nhớ lại năm 2007, sau khi đắc cử TT, ông Sarkozy làm tiệc
mừng tại nhà hàng Fouquet ngay trung tâm, trên đường Champs Ellysées Paris, ông
bị báo chí đả kích kịch liệt. Rồi ông nghỉ xả hơi một tuần sau ngày thắng cử
trên một du thuyền sang trọng của người bạn thân cho mượn, ông cũng bị báo chí
làm rùm beng, cho ông là Tổng thống của nhà giàu
Hai ứng cử viên
Hollande- Sarkozy cùng 57 tuổi, cùng tham vọng chính trị đã qua ba cuộc
"chạm trán" trong quá khứ. Trận đấu khẩu đầu tiên của họ là vào năm
1998 về các cuộc bầu cử tại các khu vực. Cuộc tranh luận một năm sau đó, về vấn
đề nông thôn Âu Châu. Cuộc tranh tài thứ ba vào năm 2005 trước chiến dịch trưng
cầu dân ý về hiệp ước Âu Châu.
Có khoảng gần
18 triệu cử tri dán mắt vào màn ảnh tivi, theo dõi buổi tranh luận với đề tài:
"Tỷ lệ thất nghiệp, thuế, nợ, hạt nhân, quyền bỏ phiếu cho người nước
ngoài" vài ngày trước bầu cử. Hai ông Nicola Sarkozy và François
Hollande có những tranh luận gay gắt và liên tục công kích đối phương. Cuộc
tranh luận do đài truyền hình TF1 và đài France 2 tổ chức, được nối kết 7 đài
truyền hình truyền phát đi. Hai nhà báo điều hợp cho buổi tranh luận là bà
Laurence Ferrari và ông David Puradas. Ông Hollande đã buộc tội Sarkozy không
hoàn thành trách nhiệm của mình, tự mãn trong thời gian khủng hoảng kinh tế,
làm cuộc sống nhiều cử tri bị ảnh hưởng, và bất kể khó khăn hay điều gì đã xảy
ra, thì ông vẫn hài lòng. Ông Sarkozy đáp lại: "Láo! Đây là cuộc tranh
luận, không phải nơi để đùa. Lời nói này chắc chắn là ông đang chọc giận tôi
!" Nicola Sarkozy gọi ông Hollande là "kẻ nói láo",
"kiêu ngạo", "vu khống".
Ông Hollande đỏ
mặt giận dữ khi bị gọi là kẻ nói láo, và căng thẳng tăng cao khi ông Hollande
cáo buộc TT Sarkozy cắt đặt các vị trí cấp cao trong chính quyền, truyền thông,
các ngành kỹ nghệ cho những đồng minh chính trị. Ông Sarkozy lại gọi Hollande
là "kẻ vu khống nhỏ mọn"
Ông
Sarkozy
cũng nhắc đến Dominique Strauss-Kahn, cựu Giám đốc Quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế IMF,
thành viên Đảng Xã hội, nếu không dính
líu đến vụ mại dâm với cô bồi phòng ở
New-York thì đã ngồi vào ghế ƯCV tổng thống của
ông Hollande. Ông Hollande phản
đối rằng mình không có thông tin về đời tư
thành viên cũ của đảng và cho rằng
ông Sarkozy thổi phồng cuộc tranh luận. Ông Hollande chỉ
trích ông Sarkozy làm
cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo
thì nghèo hơn. Ông Sarkozy trả đũa: "Ông
là người chỉ muốn người giàu không được giàu
thêm, còn tôi thì không muốn dân
Pháp phải bị nghèo".
Trong suốt buổi
tranh luận ông Hollande nói rất nhiều về câu "Tôi là Tổng thống sẽ tuyển
thêm giáo viên để dạy thêm học sinh". Câu "Tôi là Tổng thống"
này ông lặp đi lặp lại đến 15 lần trong buổi tranh luận. Hollande đồng ý người
ngoại quốc ở trên 5 năm tại nước Pháp, không có quốc tịch Pháp cũng được đi bỏ
phiếu, bầu Quận trưởng nơi mình cư ngụ, đánh thuế cao trên các công sở, nhà
giàu, cải tổ lại Liên hiệp Âu Châu. Thuế 45ù% thu nhập từ 150.000 euro, thuế
75% nếu thu nhập trên 1 triệu euro... Các cầu thủ thể thao nghe tin này chắc
buồn dài cả mấy cây số.
Hollande, tân
Tổng Thống Pháp và phu nhân vui mừng trước chiến thắng
Ông Hollande
hứa sẽ tạo ra công ăn việc làm trong ngành giáo dục, cho nghỉ hưu 60 tuổi thay
vì 64, tiền trợ cấp trẻ em tăng thêm 25ù%, buộc tội ông Sarkozy đưa các khoản
nợ tăng lên 600 tỷ euro. Ông Sarkozy đính chính rằng nợ 500 tỷ chứ không phải
600 tỷ, sự thâm hụt này là hậu quả đã có từ 38 năm nay
Dù vậy, sau
buổi tranh luận, hai ứng cử viên đã bắt tay nhau, cho thấy họ coi nhau như là
đối thủ, địch thủ, nhưng không phải là kẻ thù.
Sau cuộc tranh
luận, nhà phân tích Emmanuel Riviere, dẫn kết quả cuộc thăm dò của TNS-Sofres,
đánh giá cuộc tranh luận như một trận hòa, không ai thắng bại, nhưng các chuyên
gia nhận định rằng Nicola Sarkozy khó có thể tái cử nhiệm kỳ hai, và theo kết
quả tuần qua thì ông là vị TT đầu tiên của Pháp không tái cử nhiệm kỳ hai trong
suốt ba mươi năm qua.
Chính
sách của
Sarkozy là giảm số lượng người ngoại quốc nhập cư, và
giao trả về những người
nhập cư bất hợp pháp. Giảm thuế các công sở lớn,
không phải là món quà tặng cho
người giàu như báo chí đã từng nói
mà với mục đích là để ngăn chận những vốn
đầu tư chạy ra nước ngoài. Giảm thuế nhà hàng.
Trừng phạt thanh niên phạm pháp,
truy lùng quét sạch mua bán lạc thú trong
công viên Boulogne rộng lớn, và bắt
các cô gái đứng trên các nẻo đường xa
lộ như đàn bướm bay đêm trong các vành
đai của Paris để đón khách bán dâm. Đa số
các cô gái này là những người ngoại
quốc nhập cư bất hợp pháp đến từ các nơi trên thế
giới. Theo người viết, ông
Sarkozy là người can đảm, bản chất của ông là người
thẳng thắn, thông minh và
kiên quyết. Trong năm năm lãnh đạo nước Pháp,
ông đã làm được rất nhiều việc
chính đáng. Ông là nhà ngoại giao
giỏi, một nhà lãnh đạo đã có nhiều việc
làm
có kết quả tốt, nên sự thất cử của ông cũng
gây tiếc nuối cho không ít cử tri.
Bên lề chuyện
bầu cử Tổng thống
Người
Á Châu
tại Pháp, người Việt nói riêng, tâm lý
xôn xao, hồi hộïp theo dõi cuộc bầu cử.
Khi người viết dò tìm ý kiến của các cử tri
Pháp gốc Việt, họ sẵn sàng chia sẻ
quan điểm rằng ông Hollande có nét ôn
hòa, nhưng không có gì đặc biệt. Có
người
không thích ông Sarkozy nhưng vẫn bỏ phiếu cho
ông, vì họ là người chạy trốn
chế độ cộng sản, không lẽ bây giờ lại bầu cho ông
Hollande của Đảng Xã hội
khuynh tả, cũng như giới trẻ Pháp thích ông Sarkozy
nhưng không bỏ phiếu cho
ông. Điều này cho thấy rằng tâm lý người
Pháp thật phức tạp và khó hiểu.
Liên đoàn cử
tri người Việt ở Pháp không có áp lực uy thế như ở Mỹ, ở Úc, hay ở Canada. Việc
đi bầu là chứng tỏ sự hội nhập vào đời sống chính trị của Pháp, nếu không đi
bầu, làm ủy quyền cho người trong gia đình hay cả bạn bè bầu thế. Người viết
cũng được biết có người bỏ phiếu trắng. Theo như lời nhà văn Đinh Lâm Thanh,
người được cử để làm kiểm soát viên ngay tại nơi bỏ phiếu chỗ ông cư ngụ cho
biết không thấy người Việt đi bỏ phiếu. Nhiều cử tri lớn tuổi Pháp gốc Việt bi
quan, cho rằng đảng nào thắng thì những người lao động cũng chẳng thay đổi gì.
Theo họ, với tình hình kinh tế Pháp thì Đảng Xã Hội thắng thì nước Pháp sẽ
"chết" lẹ, nhưng cánh hữu lên, thì vấn đề đối với người ngoại quốc
càng ngày sẽ siết chặt lại, rồi công ăn việc làm đòi hỏi những điều kiện khó
khăn, cho nên nước Pháp sau này sẽ không được yên ổn như từ hồi nào tới giờ.
François
Hollande đã trở thành Tổng thống của nước Pháp. Hình ảnh cắt ngang lời phát
biểu của đối phương và câu "Tôi là Tổng thống" được nói nhiều lần của
ông Hollande trước bầu cử, nay trở thành sự thật, và để lại ấn tượng mơ hồ về
tương lai nước Pháp cho một số cử tri theo dõi trận chiến vừa qua.
Bich Xuan
Paris Mai 2012