Bích Xuân,Paris

Trao đổi chút tình ở đây nghĩa là bồ mình đổi lấy bồ của người khác mà cả hai bên đều có sự thỏa thuận. Khi nói đến đề tài này, trước đây người ta rất tránh né không ai dám lộ liễu, nhưng bây giờ, thậm chí người ta còn ngang nhiên quảng cáo trên các báo đặc biệt. Tại Pháp cũng như bên Anh, có những hộp đêm nổi tiếng trao đổi với nhau, nhất là gần đây, một số báo chí chuyên quảng cáo về loại này .
Riêng tại Paris, ngòai những hộp đêm trao đổi luyến ái với nhau, còn có những hộp đêm dành cho người người đồng tính…Nơi đây, chỉ dành cho người lớn, với điều kiện tâm lý phải thăng bằng, tinh thần yếu vào đây sẽ bị "sốc" ngay . Nhưng có những người tò mò, muốn vô coi một lần cho biết thế giới những người trao đổi với nhau ra  sao.

Đến nơi đây, thường thường thì phải đến một cặp. Giá vào cửa cho một cặp không mắc lắm. Có những hộp đêm từ chối khi người đàn ông vào một mình. Ngoại trừ những buổi tối đặc biệt dành cho những người đàn ông. Giới đồng tình luyến ái cũng không được vào. Vào đây là phải đổi nhau. Nhiều người đàn bà đi vào nhưng không chịu trao đổi cứ đứng nhìn, đương nhiên là chủ hộp đêm không bằng lòng. Tại Paris hiện nay có 30 hộp đêm “trao đổi” nếu tìm kiếm cho kỹ thì có khỏang…bốn chục. Những hộp đêm trao đổi lâu đời, có giấy phép chính thức có trên hai chục năm nay, phải kể đến là hộp đêm Cléopatre, Chris và Manu. Những hộp đêm nổi tiếng đã đi vào "lịch sử" về những chuyện "trao đổi" này. Bên trong hoàn tòan cho phép xẩy ra “chuyện vui” chớp nhoáng giữa những người lớn đã thỏa thuận với nhau. Và trò chơi trao đổi này có nhiều đẳng cấp khác nhau. Có chỗ lịch sự sang trọng , có chỗ trung bình, có chỗ bình dân …

Thường thường, khách đến hộp đêm trao đổi, tuổi khỏang bốn mươi, năm mươi. Đến nơi đây để…cười hay để đùa dỡn, hoặc nói chuyện tiếu lâm là nhà “quê” một cục… Đến là để thực hiện những ước mơ thầm kín của mình, trong một tư thế thỏai mái, không phải đến để đứng xớ rớ làm "déco", mà đến để "họat động" để "action". Bởi, bầu không khí trong hộp đêm này, thường thì dành cho những ai điên cuồng thích về chuyện…sex. Người ta ào tới, sắp hàng, theo dõi một cặp "gà" đang đá nhau…Lúc này, ở đây giống như là đang bị kẹt xe, rồi đùng một cái, người ta nhảy vô nhập …tiệc rất nhanh, nhanh như ăn món fast-food vậy…
"Trao đổi" ở đâu ?
Hộp đêm Cléopatre ở Paris 13, mở cửa mỗi đêm từ 22 giờ cho đến rạng sáng. Một cặp vào cửa mất 46 euro. Đàn ông vào một mình 107 euro. Giá dành cho hội viên thì rẻ hơn. Hành lang bên trong hộp đêm bằng gương, trên đó có những tấm hình khỏa thân phụ nữ. Đường đi, sơn màu đen láng với những đường viền vàng. Đây đó dựng những bức tượng được tạc lại theo kiểu cổ. Trang trí thêm bằng chiếc thuyền không gian, bằng những hồ nước, bồn cá, kế đó là sàn nhảy, nhà tù giả...
Nơi trung tâm để gặp gỡ, có đèn hình cầu bằng gương, lúc sáng, lúc tối. Tường được bọc vải nhung màu đỏ sẫm, có những hàng ghế để ngồi. Trong hộp đêm thường “trang trí” bằng phim sex… Ngòai những phân biệt kể trên thì chung chung sinh họat trong hộp đêm trao đổi này đều giống nhau. khác biệt giữa các hộp đêm là có nhiều người hay là ít người mà thôi.

Người mới đến lần đầu tiên nơi trao đổi này, thường thường hay đi dạo vài vòng chung quanh trước quầy rượu, và trước những căn phòng để tìm hiểu, hoặc nói chuyện với những người đã từng trải ở đây để có cảm nhận chính xác hơn. Có khi, người mới đến đi thẳng vào bên trong để nhìn người ta đang làm trò…xiếc,  hoặc họ sang phòng kế bên để nhập cuộc "tiệc " tập thể. Thường thường, trước khi "nhập tiệc" tế nhị một chút, bằng cách, hai bên nói chuyện để làm quen và có chút cảm tình thì chuyện "ăn uống" thích hợp hơn. Còn những người thiếu sự tưởng tượng, đến đây mà cứ đứng xớ rớ, về, không muốn, vào, thì không quen, nên không biết phản ứng ra làm sao. Lúc ấy trong hộp đêm sẽ có người lo liệu…Bằng cách tổ chức một chương trình có chủ đề. Những cặp trình điễn theo như ý của những người khách mới. Những cặp này sẽ được cải trang, đeo mặc nạ trình diễn đặc biệt, trong một vài tư thế nào đó, sau thì họ từ từ cởi mặt nạ, lúc đó, tự nhiên những người mới này nhập cuộc. Nơi đây thuộc thành phần khá trưởng giả, không phải giới bình thường .
Lịch sử sự trao đổi .
Sự trao đổi vợ chồng hay là tình nhân có từ đệ nhị thế chiến, từ những người lính không quân của Mỹ tham dự trong chuyện thay đổi chìa khóa. Những người lính, một số có bồ hờ để trao đổi với nhau, và danh từ "chìa khóa" có từ đó. Những người lính muốn tham gia vào trò chơi đổi chìa khóa này, họ bỏ chìa khóa của mình, vào trong hộp giấy, ai bốc được chìa khóa nào thì  được " ghẹ" đó. Sự trao đổi "chìa khóa" này trở nên phổ biến thông thuờng vào những thập niên 60, 70. Nhưng ít phổ thông vào năm 80, vì sự xuất hiện của bệnh si đa.

Sự “trao đổi” này bắt đầu, nhiều nhất là trong giới bình dân và lớp trung lưu. Bây giờ, người ta gọi việc trao đổi này bằng một danh từ là échangisme. Danh từ échangisme với nghĩa rộng là người ta trao đổi thành nhiều cặp, không phải chỉ hai  cặp. Mặc dầu chuyện trao đổi đã đi vào trong đời sống một số người, và số người này không thể lấp được hố sâu ngăn cách, giữa họ và những người có cuộc sống luyến ái bình thường. Việc trao đổi này vẫn là vấn đề riêng tư của một thiểu số, nên những người này rất kỵ những người bình thường nhìn họ. Và họ cũng rất ngại gặp những người trao đổi giả vào hộp đêm bởi sự tò mò, đến chỉ để tìm hiểu mà thôi…
Những nhà tâm lý học cho việc trao đổi này là một việc không bình thường, vì trong con người đó đang bị xáo trộn về sinh họat  tình ái. Số người này; chỉ đại diện cho một số không tên cho một tập thể trao đổi nào đó thôi. Còn người bình thường thì nhất định không thích “trao đổi” vì họ không chấp nhận trao đổi, người họ yêu với người lạ để mua vui trong giây lát, rồi sau đó coi như không có gì xẩy ra. Nhưng có lẽ các nhà nghiên cứu chưa rõ rệt về vấn đề này, vì những người thích trao đổi cũng chỉ là những người bình thường mà thôi. Họ chỉ thích đi tìm cảm giác mới trong những lúc nào đó. Sau “cuộc vui”  thì họ trở lại như người bình thường. Những người thích “trao đổi” thuộc đủ các mọi lứa tuổi, từ 30 tuổi trở lên. Người ta không biết rõ con số chính xác này là bao nhiêu, vì vấn đề “trao đổi ” này vẫn còn là một điều cấm kỵ .

Các nhà tâm lý nhận thấy, một số người thích sự "trao đổi" như là một sự thử thách chống lại sự ghen tuông, bởi, nếu có người thứ ba, đàn ông hay đàn bà xen vào trong đời sống lứa đôi là sẽ có nguy cơ tan rã. Cũng có nhiều cặp bình thường, thử trò chơi này, sau đó họ cũng "dãn tuồng, rã đám " luôn. Nhưng có một số người khác lý luận: “Trao đổi” như vậy người kia đỡ ăn vụng, và ít bị phản bội hơn. Những người đua nhau đi tìm cảm giác mới lạ, vô hình chung họ đã tạo thành một nhóm người sống “buông thả” thích “trao đổi” trong cùng tầng lớp xã hội với nhau. Những người này vẫn cho mình là người bình thường, trong khi đó, người bình thường thì nghĩ rằng những người thích sự “thay đổi” là không được bình thường.
Và một điển hình khác về sự luyến ái đồi trụy không bình thường trong giới văn nghệ sĩ tại Tây phương đó là Verlaine và Rimbaud khi mà danh vọng đến với Verlaine, người ta ca ngợi ông khắp Aâu Châu như là một trong những thi sĩ lớn nhất của thế kỷ, nhưng ông không còn đủ khả năng, lên khỏi cái hố sâu mà ông đã lần hồi đi xuống. Cuộc đời đại thi sĩ này chấm dứt bằng một thứ bệnh gậm nhấm tứ chi, phá hủy trí óc của ông trong chuyện luyến ái không bình thường. Giới văn nghệ Tây phương thuộc phái suy  đồi, vẫn còn phảng phất phần nào hương vị đồng tính ái của ông.

Còn về Verlaine con một sĩ quan thuộc gia đình khá giả, nhưng ông có nhiều khuynh hướng lạ lùng, nên người ta không biết ông là nạn nhân của của bệnh đồng tính hay không. Có một điều chắc chắn do bệnh đồng tính ái này là khi gặp một thi sĩ trẻ là Rimbaud tài năng cũng như ông, đã đưa hai người đến những liên hệ đồng tính ái. Những nhà văn học sử ngày xưa, vẫn còn thảo luận về vấn đề này, xem ai dụ dỗ ai trong hai thi sĩ đại tài này. Một số đông thì nghĩ không ai dụ dỗ ai cả mà cả hai cùng hư hỏng một lượt. Verlaine bỏ vợ và hai con, sống với Rimbaud. Nhưng cuộc sống này không được bao thì hai thi sĩ gây gỗ nhau, vì Verlaine ghen, cuối cùng Verlaine bắn chết Rimbaud tại vương quốc Bỉ. Verlaine bị kết án hai năm tù ở. (khách sạn nơi hai thi sĩ này cư ngụ, hiện còn sinh họat ngay ở trung tâm thành phố.

                                                                                    Bích Xuân,Paris