Giải vô địch Roland Garros
           Bích Xuân 
                                                                           

Paris bắt đầu cuộc thi đấu giải quần vợt vô địch thế giới tại sân vận động Roland Garros, giải này, làm không khí mùa hè nhộn nhịp hẳn lên. Những người đam mê môn quần vợt từ các tỉnh kéo nhau đến sân Roland Garros nằm ngay tại Paris. Ngày thường đã kẹt xe, những ngày thi đấu quần vợt, càng kẹt xe nhiều IMG-2253.JPGhơn. Khách đi coi phải đậu xe ngòai thành phố, rồi đi bus hoặc xe điện ngầm đến. Nơi vào cửa sân vận động Roland Garros, cách đường hầm métro Auteuil 500 thước. Sân vận động có rất nhiều cửa vào, nên các phương tiện giao thông công cộng rất tiện, nhất là đến  đây bằng métro, hoặc xe bus. Có lọai  xe ca đưa rước (miễn phí) đậu trước cửa métro để đưa đón khách đến sân vận động . Xe bus rước khách này đã có từ năm 1999 .

 Để chuẩn bị chào đón các tay quần vợt nổi tiếng từ các nơi thế giới đến thi giải. 75 chuyên viên bảo trì tất cả các sân tennis, bắt đầu từ tháng mười một đến tháng tư. 12 người túc trực làm việc sân vận động trong 6 tháng đến một năm. Trong sân vận động giải vô địch thế giới năm nay, có 8 thương hiệu lớn được quảng cáo: Adidas, Dunlop, Peugeot, Carré Blanc, Afflelou, Lancel, Sagem, và hãng đồng hồ Swactch. Đây là những thương hiệu đã bảo trợ cho giải quần vợt thế giới này. Người ta đang dự tính, sau giải quần vợt vô địch thế giới 2007, sẽ bắt đầu nới rộng khu Roland Garros vì khán đài C còn lại từ năm 1928, và 3 khán đài khác cũng sẽ được san bằng để xây lại. Chủ đích không phải có sự chứa đựng số khách nhiều hơn, mà muốn khỏang trên nới rộng để có thêm phòng cho giới truyền thanh, truyền hình họat tran-dau---R.Federer--va---F.Gonzalez.JPGđộng rộng rãi hơn. Họ cũng muốn nơi săn sóc khám bệnh lớn hơn gấp hai lần nơi cũ. Dự án xây cất này sẽ chấm dứt vào năm 2011, phí tổn khỏang 15 triệu euro. 
Trong sân vận động Roland Garros hiện nay chia làm nhiều khu, khu thể thao dành cho những người bị khuyết tật, khu tennis cho trẻ em, khu để các thí sinh dự thi tập dợt, khu viện bảo tàng, dành riêng về quần vợt, đầy đủ những hình ảnh những cuộc thi đấu khắp nơi trên thế giới. Trong này, cổng số 13 là nơi cất giữ những đồ vật mà khách quên hoặc là đánh rơi mà họ lượm được, và khách muốn gởi thư, hình kỷ niệm, cũng có sẵn gian hàng bưu điện nhỏ để bỏ thư. Các gian hàng kỷ bán áo quần, giày, vớ, vợt về thể thao, Khu giải trí có 500 chỗ ngồi cho khách giải khát. Có màn ảnh lớn 28 mét vuông để ở khu số 1, để khách theo dõi những trận đấu vô chung kết, trong bầu không khí vui nhộn của mùa hè v. v… Mở cửa từ 10 giờ sáng đến 7 giờ chiều. Trong sân, có các tiệm ăn uống không thua gì hai ngoài đương phố. Muốn vào bên trong coi những trận đấu phải trả thêm 18 euro.
Bên trong thư viện chưng bày hình ảnh của những tay vợt đoạt giải vô địch thế giới, ngoài ra còn có 20 cái bàn, để 20 màn anh nhỏ, và 80 màn ảnh lớn, để khách muốn coi trực tiếp các trân đấu ở ngoài. Nhưng chỉ có một vài người ngồi coi thôi, ai cũng muốn ra ngoài sân vận động coi trực tiếp hào hứng hơn. Các bản điện tử treo tường thông báo các trận đấu, hầu như  góc nào ở trong sân  cũng có .
Bich-Xuan-.JPGSự thu hút chính của giải vô địch quần vợt thế giới năm nay,  cách chơi tennis với các kiểu đánh banh tự do, không còn qui chế cổ điển gò bó như xưa nữa. Kiểu đánh banh từng cặp một, trên sân có chiều rộng 11,m chiều dài 12,m và lưới được nâng cao lên 1,06m. Trọng tài chấm giải vô địch tennis 2007 này, phân xử như quan tòa trong những trận thi đấu, là người Thụy Điển tên là Stéphen Franson và hai ông "quan tòa" phụ là Rémy Axémar và Stéphan Apostolou. Ngòai ra, còn có 350  trọng tài các nước khác tham dự. Trong đó có 290 người kiểm sóat những đường banh rơi của thí sinh dự đấu. 
Những trọng tài Pháp và những trọng tài ngọai quốc được đặt dưới  trách nhiệm của ông Yan Kusra, và hai phụ tá Frank Sabatier và Josiane Goldberg. Những trọng tài ngồi trên ghế cao, mỗi ngày 2 người  kiểm sóat các trận đấu. Các "quan tòa" khác trông nom những sân quần vợt phụ. Cứ  60, đến 75 phút thì đổi một trọng tài .
Còn những thí sinh về thi đấu, mỗi người được nghỉ  2 phút , trong khi đấu, bị ngã, trầy da, chảy máu, thí sinh có quyền xin trọng tài nghỉ để được săn sóc vết thương trong vòng 3 phút, nếu sau 3 phút thì bị phạt,( cứ 30 giây bị phạt 1 điểm). Đang lúc dự thi, chân bị gân rút (một lần thì được bỏ qua), lần thứ hai không được dự thi nữa. Đang lúc dự thi, “bị kẹt” gấp quá, có thể dừng lại đi restroom trong vòng 3 phút, nếu quá 3 phút sẽ phạt điểm. Mỗi trận đấu được nghỉ hai lần, mỗi lần 3 phút. Cách tổ chức trận đấu tennis thì không có gì thay đổi, cũng những trận đấu đơn, đấu đôi. Thi về đàn ông, có 5 trận đấu, đàn bà thì 3 trận. cac-trong-tai-phu.JPGNgược lại, trong những cuộc đấu  có thể thay đổi luật lệ. Lần đầu tiên, Roland Garros nhận số tham dự giải quần vợt với tỷ số đàn ông, đàn bà ngang nhau, không phải đàn ông nhiều hơn đàn bà như trước nữa. Chương trình sẽ được đề nghị của ban hội đồng và trọng tài tập họp lại mỗi ngày vào lúc 12 giờ trưa, với sự chỉ huy điều động của ông Chritian .
 Những cây vợt để chuyền những quả banh, và sự căng dây của nó cũng rất quan trọng, nên hãng Tecnifibre được chính thức công nhận để căng dây, cho trận đấu giải vô địch tại Roland Garros. Công việc những người căng dây, có thể được nhìn thấy khu hoạt động của họ tại sân vận động, khoảng 40 người vào năm 2006, tổng cộng được 2426 cây vợt được căng dây lại năm vừa qua. Những người dùng những cây vợt này đã chiến thắng là Rafael Nadal ( thay 50 cây vợt), về phụ nữ thì có Venus Williams (19 cây vợt ) trong giải chung kết.
Những quả banh được được tuyển chọn để dự thi, có 60.000 quả. Mỗi trận đấu, thay 28 quả banh. Những quả banh này, sẽ được những người khách say mê về môn tenis mua lại sau các trận đấu. Mỗi ngày bán đấu giá 2 quả thôi. Giá bắt đầu 1 euro và có thể lên đến 15 euro. Bán đấu giá những quả banh cũ này được tổ chức bởi ngân hàng BNP. 
Các em trẻ lượm banh.
 Được tuyển tại sân Roland Garros  tháng 11 và tháng 3, qua 7 tỉnh trong nước Pháp. Điều kiện được tuyển để lượm banh, tuổi từ 12 đến 16, (trai và gái) phải có sức khỏe và phải có chân trong hội tennis. Những thiếu niên này, không được cận thị, không được mang kính, cũng không được mang lentille, không được cao quá 1,75 m . Mỗi năm có vài ngàn người xin lượm banh cho các trận đấu. Năm nay, có 8000 người nộp đơn, nhưng chỉ 2500 người được
ramasseurs.jpgchọn lựa, và cuối cùng chỉ nhận 250 người. Công việc lượm banh là một việc làm say mê các cô, cậu nhỏ, tuổi từ 12 đến 16, như là để được dịp gặp các thần tượng của mình. Và trong đầu của các cô, cậu nhỏ này, lúc nào cũng mong mình sẽ là ngôi sao sáng trong tương lai về giải quần vợt. 
 Các cô, cậu ước mơ  sẽ được các tay dự thi cho những kỷ vật như: miếng vải băng đầu, quả banh, hay cây vợt …để làm kỷ niệm. Nhưng  không được xin chữ ký các tay dự thi, và những thần tượng của mình trước mắt mọi người. Francois Florent Serra, tay quần vợt trẻ , đứng thứ 59 trên thế giới nói chúng tôi có những người nhặt banh giỏi, và lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Những em bé này, nhặt banh từ lúc các tay thi đấu tập dợt, cho đến lúc bắt đầu cuộc thi đấu thật. Các tay chơi quần vợt rất khó tính và có sự đòi hỏi cao mà các em nhặt banh vẫn tươi cười. Séléné (14 tuổi) sung sướng nói được vào lượm banh không phải dễ, được chọn để nhặt banh phải có sức khỏe dẻo dai, biết chạy theo tốc độ của quả banh, và nhất là sự kiên nhẫn, bình tĩnh…

 b-ecran.jpgMôn chơi này của người Pháp có từ thời trung cổ người ta gọi là paume. Trước khi giao banh, người ta báo hiệu cho đối thủ : "Tenez" (Này, nhận lấy …), động từ tiếng Pháp Tenir. Người Anh nghe vậy, đọc "chại" ra là "Tenèts". Khi nghe người Anh đọc như vậy, người Pháp đọc "chại" lần nữa "Tènis" hay là "Tennis".  Năm (1415), bá tước Orléans người Pháp, bị nhốt tù tại tại Anh hai chục năm. Ông Orléans đem trò chơi paume của Pháp, với trái banh nhỏ thẩy qua, thẩy lại bằng cây vợt gỗ mà lúc ban đầu chưa có lưới. Người Anh chơi theo. Tennis được sinh ra đời bên Anh vào giữa thời gian năm 1858 và 1870, và giải quần vợt vô địch quốc tế về môn thể thao quần vợt, có tên Wimbledon đầu tiên được tổ chức từ năm 1877 . Kể từ đó đến nay, giải vô địch thế giới về môn quần vợt, được mọi người biết đến ở các  giải: Wimbledom, (Anh); Davis (Mỹ), Roland Garros (Pháp)…

Trở lại chuyện của giải Roland Garros tại Paris, là một chuyện kể không bao giờ hết.  Sân vận động quần vợt này ra đời, và ra đời từ lúc nào ? Tại sao sân vận động mang tên Roland Garros ?  Vì sao nơi này trở thành một nơi thi đấu quốc tế ?  Và những người vô địch tại đây, đã để lại dấu ấn của họ như thế nào ? Sau đây một chút lịch sử , để trả lời những câu hỏi trên đây.
Cách đây hơn một thế kỷ, sân vận động tennis Roland Garros có 4 sân lớn để thi đấu. Những sân này được xây rộng thêm ra vào năm 1928 (sân vận động này đã có từ năm 1891), đặc biệt dành cho những người thi đấu môn thể thao quần vợt có ghi tên trong hội tennis của Pháp, và một câu chuyện xẩy ra, làm xáo trộn nghành quần vợt Pháp. Vào năm 1927, Jacques "Toto" Brugnon, Jean Borota, Henri Cochet và René Lacoste, bốn người này đã đạt được giải vô địch tennis Davis trên đất Mỹ. Bốn người chiến thắng trở về Pháp, được mọi người đặt biệt danh là "ngự lâm pháo thủ" Những ngự lâm quần vợt nổi tiếng này, làm Roland Roland--Garros.jpgGarros bắt đầu viết lên trang sử mới. Năm 1928, Paris có một sân vận động Pháp về quần vợt, sau đó nhường lại cho liên đoàn quần vợt một vùng đất lớn, rộng, với diện tích là 3 hectares tức là 30.000 mét vuông ở gần cửa vào Paris, vùng Auteuil. Hiệp hội quần vợt này cất thêm nơi đây một sân vận động về quần vợt mới. 
Hiệp hội tennis mới này ra đời, chỉ đòi hỏi một điều kiện, là sân vận động tennis phải được mang tên Roland Garros, một phi công về quân sự, chiến đấu nổi tiếng, đã chết trước đó 10 năm. Bốn người Pháp thắng giải Davis vô địch quần vợt ở Mỹ, một trong 4 người này mang tên Lacoste, bây giờ trở thành một thương hiệu nổi tiếng quốc về các loại quần áo, giày vớ, kính mắt thể thao…Khán đài Roland Garros thu hút, và làm rung động khán giả với những trận đấu quốc tế khác. Nhưng Roland Garros ngừng họat động, bởi trận đệ nhị thế chiến xẩy ra(1940,1945.) Sau đệ nhị thế chiến, Roland Garros bắt đầu họat động trở lại môn thể thao quần vợt. Những giải quần vợt vô địch thế giới tại Roland Garros có tầm vóc quốc tế, thật sự mới bắt đầu vào năm 1968, đây cũng là thời kỳ dân chơi quần vợt nhà nghề bắt đầu .

Xin trở về quá khứ của các tay vô địch quần vợt thế giới, đó là Borg và Evert. Borg và Evert đã chiếm giải vô địch tại Roland Garros vào những năm cuối thập niên 70, và đầu thập niên 80. Borg (gốc Thuỵ Điển) đã thành công rực rỡ, với kỷ lục đã 6 lần chiếm giải vô địch tại sân Roland Garros, và 5 lần vô địch liên tục ở Wimbledon (Anh). Sau có các tay vô địch khác như: Ivan Lendl (người Tiệp Khắc), Mats Wilander và gần đây nhất là Gustavo Kuerten đã để lại những trang sử vang cho những cuộc tranh giải thế giới tại sân Roland Garros. Roland Garros cũng đón nhận những phụ nữ làm đẹp thêm trang sử vàng quần vợt như: cô Chris Evert đã 7 lần chiếm giải vô địch, và những màn thi đấu không thể quên được với Martina Navratilova cô thiếu nữ người Nga này, sau đó cô Steffi Graf (Đức) cũng nhiều lần đọat giải. Mỗi lần Steffi Graf sang Pháp, dân mộ điệu môn thể thao quần vợt rất  ái mộ cô với 6 lần cô đọat giải vô địch thế giới quần vợt trong 12 năm. (chiến thắng cuối cùng của Steffi Graf là năm 1999). Tiếp theo cô Monica Seles 3 lần liên tiếp đọat giải vô địch (1990, 91, 92) Tên Monica được ghi trên tường Roland Garros.
 
 Rafael Nadal                                 
Nhân tài quần vợt người Pháp bắt đầu hiếm hoi, giải vô địch của Roland Garros, lần lượt rơi vào tay các danh thủ quần vợt, đến từ khắp nơi trên thế giới. Sau đệ nhị thế chiến, người Pháp đọat giải vô địch thế giới về bộ môn này, đếm chưa được 10 đầu ngón tay: anh chàng Marcel Bernard (1946), cô Nelly Landry (1948), cô Francoise Durr(1967), cô Mary Pierce (2000), và anh chàng Yannick Noah(1983). Sân vận động Roland Garros đang đón tiếp những tay vợt nổi tiếng bây giờ đa số hiện là những người Tây Ban Nha. Và Rafael Nadal 20 tuổi, hai lần liên tiếp đọat giải vô địch thế giới tại Roland Garros 2005-2006.  Ai sẽ hạ Rafael Nadal lần này? Chờ  xem giải vô địch quần vợt thế giới lần này sẽ vào tay ai.

                                                                   
           Bích Xuân

                                                                                           bichxuanparis@yahoo.com


Giá vào cửa giải quần vợt giải vô địch từ 80, cho đến 300 euro.
Trẻ em từ 7 tuổi được vào coi miễn phí các trận đấu, nhưng phải ngồi trong lòng cha mẹ. Đang coi trận đấu (trên 2 tiếng) bỗng dưng, mưa đổ xuống, tiền vé không được trả lại, nếu trận đấu dưới 2 tiếng, tiền vé được trả lại.