về lại trang chính
https://www.youtube.com/user/Nguoibenhepho/videos http://www.dailymotion.com/bichxuanparis
Vườn Luxembourg Paris Bích Xuân
Khu vườn còn giữ lại trong ký ức những hình ảnh của khách tản du nổi tiếng như :
Vườn Luxembourg có diện tích 150.000 mét vuông, bề dài 500 mét, bề ngang 300 mét. Một công viên lớn nhất tại Paris. Khu vườn lớn này nằm giữa khu Saint Germain des Prés và khu quartier Latin sầm uất, nơi tụ họp của giới trẻ và sinh viên Paris. Gần đây, người ta đã nhập thêm vào Luxembourg một khu vườn nhỏ tên là Marco Polo. Dân Paris và giới sinh viên thường gọi tắt vườn Luxembourg một cách thân mật là "Luco". Mỗi góc đường trên lộ trình trong vườn này thường tạo cho khách sự ngạc nhiên, ví dụ như những bức tượng hay những sự trang trí đặc biệt. Đây là một công viên với những đặc thù nghệ thuật của Pháp (vườn đẹp là nhờ công lao ban đầu của hoàng hậu Médicis). Sau nầy vua Louis Philippe đã cho đặt tại nơi đây một loạt 20 tượng hoàng hậu và các người đàn bà nổi tiếng ở Pháp qua các triều đại. Ngoài 20 tượng trên còn có cả 100 tượng của những văn nghệ sĩ nổi tiếng. Khách vào đây cũng không quên thăm viếng hồ nước nhân tạo, có những hàng liễu rũ của hoàng hậu Médicis. Vườn Luxembourg là nơi hò hẹn lý tưởng của những cặp tình nhân. Nơi đây, được coi như là một "viện bảo tàng" thiên nhiên ở ngoài trời. Vì có rất nhiều tượng.
Tòa lâu đài của hoàng hậu Médicis trong vườn Luxembourg trở thành nơi hội họp của Thượng nghị viện, và chính Thượng nghị viện có trách nhiệm trông coi và bảo trì công viên Luxembourg. 80 người làm vườn chuyên nghiệp trông nom, họ đã thừa hưởng một quá trình hiểu biết và kinh nghiệm, ứng dụng từ thời cổ xưa để lại, vượt xa những hiểu biết trong lý thuyết sách vở. Những người làm vườn đã cứu được một giống cây đặc biệt dùng để làm giấy (papyrus), cây này suýt bị tuyệt giống vì một loại bệnh truyền nhiễm của loại cây này. Những người làm vườn nơi đây với tất cả sự say mê nghề nghiệp để cống hiến cho đời, cho người một khu vườn "sống động" ngay giữa thủ đô Paris .
Nguồn gốc công viên Luxembourg. Qua những lần đào xới khảo cổ, người ta đã phát hiện ở trong lòng đất này những vết tích của những đồ gốm cổ, thuỷ tinh cổ và cả những giếng nước có độ sâu 11 thước với đường kính 1,50 thước, bị phủ lấp qua thời gian. Vào thời Trung cổ, công viên này là một ruộng nho và cũng là nơi sản xuất rượu chát.
Trước đây, nơi này,
cũng là nơi đóng
quân của đội quân La Mã. Kế chỗ
đóng
quân, có một tòa lâu
đài đầu
tiên của một ông vua Pháp. Khu vườn
này được
hoàng hậu Médicis mua lại vào năm
1612, để
xây cung điện theo kiểu Ý để
Sau Médicis, khu vườn này đã nhiều lần đổi chủ. Vào đầu thế kỷ 18, bà hầu tước Berry mua lại vườn này làm của riêng, và cấm mọi người vào. Bà đã bị dân chúng phản đối kịch liệt. Sau đó, vườn Luxembourg được mở cửa lại để cho dân chúng vào. Vườn chỉ đóng cửa khi có chiến tranh mà thôi. Vào thời đệ nhất thế chiến, Đức đã bắn lạc vào vườn Luxembourg hai viên đan đại bác, nhưng các tượng không bể, vì đã được bao chung quanh bằng những bao cát lớn.
Tại sao công viên gọi là Luxembourg ? Là vì chủ nhân của vườn này là hầu tước có tên là Piney-Luxembourg, bạn thân vua Henri IV và hoàng hậu Médicis.
Đến thời hoàng đế Napoléon, khu vườn Luxembourg chính thức được dành để làm nơi thưởng ngọan và thư giản cho mọi người.
Khu vườn của hầu tước Piney-Luxembourg, sau 11 lần đổi tên :
Catherine de Médicis http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Henri IV http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Louis XIII http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Louis XIV par André Le Nôtre http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Louis XV et Louis XVI http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 La Révolution http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 La Première Rrépublique http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Napoléon Ier http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Derniers Rois http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513 Napoléon III http://www.tuileries.org/manage/page.modif.php?id=513Luxembourg
Bích Xuân, Paris |