về lại trang chính
https://www.youtube.com/user/Nguoibenhepho/videos
http://www.dailymotion.com/bichxuanparis
LỄ QUỐC KHÁNH
PHÁP 2007
Bích Xuân (và hình ảnh)
Hôm
nay, mới 7 giờ sáng mặt trời đã vàng rực,
nắng trong, trời trong, mọi người đổ xô
đến Khải Hoàn Môn để xem diễn binh với
sự tham dự của 27 nước trong ngày lễ
Quốc Khánh. Đang lúc diễn hành được 30 phút
thì lại có cơn mưa đổ xuống. Thật là
lạ,Lễ Quốc Khánh năm nào cũng vậy, hễ
đến lúc diễn binh là trời mưa, hôm nay, dù
trời có nắng chói chan, vẫn có mưa, nhưng mưa
không lâu, chỉ độ 10 phút là dứt.
Điều khác lạ lễ Quốc Khánh 14 -7 năm nay
của Pháp có « tầm vóc » Âu Châu hơn là chỉ mang tính
cách quốc gia, qua những bộ quốc phục của
26 nước đến dự trong cộng với sự
hân hoan của Pháp.
Khi bài Quốc ca Pháp trổi lên, các chính khách trên các hàng ghế
đứng dậy và đưa tay chào theo kiểu n
hà
binh, bàn tay đều úp xuống, còn kiểu chào của Pháp
thì bàn tay ngữa ra. Năm nay, khoảng 70 em tuổi từ
10 đến 11, đồng phục học sinh, mặc
sơ mi xanh da trời, áo len màu xanh dương, quần
ngắn, mang vớ trắng lên tới đầu gối,
diễn hành với đoàn quân nhạc và hát quốc ca
với quân nhạc trong buổi lễ khai mạc. Các em hát
bè, hát đuổi, tốp giọng thấp, tốp giọng
trầm ( được biết các em đã có mặt
tại hiện trường lúc 5 giờ sáng).
Sau buổi lễ, chủ tịch Âu Châu là người
nuớc Bồ Đào Nha phát biểu : « Nếu nói là
biểu tượng, đây còn hơn là biệu
tượng nữa. Lễ Quốc Khánh năm nay tại
Pháp, đã nói lên một khía cạnh rất mạnh về
cộng đồng Âu Châu trong vấn đề
quốc phòng, cũng như sự liên kết trong vấn
đề chính trị… ».
Ngoài điêm điểm đặc biệt trong ngày Quốc
Khánh của Pháp là có sự tham dự của có 26
nước trong Âu Châu. Người dân Pháp có thêm sự
bất ngờ nữa là lúc diễn binh, xe chở Thổng
thống Nicolas Sarkozy ngang qua Khải Hòan Môn, thình lình ông
nhảy xuống, đến bắt tay chào hỏi dân
chúng đứng xem hai bên lề đường, khiến
đoàn tùy tùng và các vệ sĩ một phen hỏang vía.
Mặc dầu các chính khách, Tổng thống Mỹ xài «
chiêu » này thường xuyên, nhưng đối với dân
Pháp đây là chuyện lạ đã để lại trong
lòng dân Pháp một hình ảnh đẹp trong ngày lễ
Quốc Khánh năm nay. Và thêm một hình ảnh đẹp
khác là năm nay tại các hàng ghế của khán đài dành
cho các em bị khuyết tật ngồi trên xe lăn, các em
cũng được Tổng thống đến bắt
tay thăm hỏi.
Danh
sách được mời dùng tiệc tại điện
Champs Élysées nhân Quốc khánh năm nay, có 5000 khách, trong đó
có 2000 khách là nạn nhân của chiến tranh và những
người hùng. Không khí buổi tiệc trong điện
Champ Élysées năm nay cũng khác hẳn, không cầu kỳ,
không hình thức làm cho khách mời rất thỏai mái .
Một chính khách phát biểu : « Ông Tổng thống mới
này đã đem lại sự tươi trẻ cho mọi
người ». Những lần trước kia, ông không thích
khung cảnh này. Các báo chí hỏi tại sao, thì ông nói : « Hình
thức màu mè, không thành thật, nhưng lần này, tôi
cảm thấy cởi mở và tự nhiên hơn… ».
Cùng
ngày lễ Quốc Khánh, dưới chân tháp Eiffel lúc 8
giờ tối có trình diễn nhạc sống và 10 giờ
tối sẽ bắn pháo bông trong vòng 30 phút. Người
viết đến hiện trường lúc 5 giờ
chiều mà phải đi bộ cách đó 3 trạm métro,
những trạm gần tháp Eiffel đều đóng
cửa. Thật không
thể tưởng tượng, người ta đã
đến đó từ lúc nào rồi. Không kể từ
dưới chân tháp Eiffel đến sân khấu,
người ta còn nằm, ngồi đầy đặc
trên bãi cỏ trong những góc vườn, người ta
trải khăn dưới cỏ ăn uống ngon lành
như là đi cắm trại vậy. Có người mang
bánh làm sinh nhật cho con tại đây nữa. Chung quanh
quang cảnh góc nào cũng có xe cảnh sát, xe cứu
thương, túc trực sẵn sàng ngừa những
chuyện bất trắc xẩy ra. Và, nơi góc nào cũng
có những toilettes mobiles công cộng để phục
vụ cho khách. Chương trình ca nhạc ngoài trời này
đặc biệt dành cho chàng ca sĩ người Pháp,
chuyên đeo đôi kính râm đen cọng trắng từ Hoa
Kỳ trở về Pháp sau 35 năm vắng bóng.
Coi bắn pháo bông và nghe nhạc đêm nay không chỉ là dân
Pháp mà còn có nhiều người du khách ngoại quốc
từ các nơi đến nữa. Thấy đông
người quá người viết muốn quay về,
nhưng không quay ra được vì rừng người
chật ních, không cách chi mà luồn lách cho được,
đành dậm chân tại chỗ, vả lại nếu có
về thì các tuyến đường métro đã đóng
cửa hết rồi, phải chờ 11 giờ khuya
mới mở cửa lại. Thôi thì đành phải ở
lại cho đến phút cuối. Đứng từ
đàng xa, nhìn hai bên có để màn ảnh lớn nhưng
cũng không thấy được vì quá xa. Vậy mà
vẫn thấy có rất nhiều người đưa
hết cả gia đình, con cái đôi khi có các em bé 7, 8 tháng.
Đông
người như thế này thật là nguy hiểm. Hình
như người ta đến nơi đông nguời cho
vui, chứ làm sao mà coi được mặt ca sĩ trình
diễn trên sân khấu. Muốn coi được thì
phải đến đó từ trưa, nhưng
đứng gần sân khấu thì không coi được
bắn pháo bông ở phía sau, vì bị hàng cây che lấp.
Sau
màn bắn pháo bông chấm dứt đúng 10 giờ 30,
người ta lại chen nhau đi đến các hầm xe
điện ngầm gần nhất. Thật là khủng
khiếp ! đường thênh thang rộng lớn vậy
người ta nhích tới từng ly, từng ly…Nhưng khi
đến được trạm xe vẫn không mở
cửa, trạm có xe thì ở rất xa, cốt ý để
tản mạn bớt người. Người viết
đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới
đến trạm xe điện ngầm. Lúc đi, nhìn hai
bên đường, nếu lỡ trể xe thì tấp vào
khách sạn nào đó ngủ qua đêm, ngày mai về cũng
được, nhưng may thay còn chuyến cuối cùng,
phải chen, lấn lắm mới vào được
métro. Lúc này thật là hỗn loạn, tiếng con nít khóc,
(bị khát nước), tiếng la thất thanh các bà
mẹ nhắc nhỡ các con cầm tay nhau thật chặt
kẻo bị lạc. ( những chai nước bán bên
đường 3 euro một chai nhỏ mà vẫn
thiếu). Đi coi bắn pháo bông chi mà cực khổ
như chạy giặc…Về đến nhà gần đúng
3 giờ sáng cảm thấy đã thấm đòn,
người mệt lả…Có người thật khôn,
họ ở lại nơi tháp Eiffeil chờ đoàn
người đi về trước rồi mới từ từ
ra sau, nhưng đến nơi thi métro đóng cửa
đành lang thang trong các quán café chờ chuyến xe
đầu tiên 5 giờ sáng mới về. Nhưng nghe nói
người ta ở lại dưới chân Eiffel đông
lắm, họ ca hát cả đêm. Người viết mà
biết có đêm không ngủ dưới chân Eiffel thì không
dại gì phải chen lấn cực khổ để
đến xe điện ngầm, và phải lội bộ
một mình trên con đường vắng ngắt giữa
đêm khuya trở về nhà, với đôi chân sưng
vù…(đông người quá thì nguy hiểm, mà đêm khuya
một mình vắng người cũng hiểm nguy không
kém).
Cùng
ngày với lễ Quốc Khánh, xe đạp cho mướn
cũng được tung ra, đợt đầu 10.600
chiếc xe, 750 trạm xe đạp để gần các
trạm xe điện ngầm ở Paris. Ai muốn ghi tên
mướn hàng năm, hoặc là mướn giờ
cũng được. Tiền mướn mỗi năm
29 euro …
Xe đạp này nặng 25 kg, có 3 tốc độ, không có
yên sau, phía trước có một « cái rổ » và một
dây xích để chống mất cắp. Mướn
xe khách chỉ cần đưa carte visa vào máy, sau khi
trả xe và trả tiền cũng đưa visa carte vào
máy. Xe trả lại bất cứ trạm nào cũng
được. Các tỉnh khác ở trong nước Pháp
cũng bắt đầu phong trào cho mướn xe
đạp này, và cũng được nhiều
người hưởng ứng. Từ nay, người
mướn xe đạp khỏi lo sợ mất trộm,
và xe lúc nào cũng mới và được bảo trì.
Đi
vòng vòng trong Paris bằng xe đạp (hoàn toàn dành cho xe
đạp) thì rất thoải mái. Nhưng, nếu chạy
lẫn lộn với xe hơi thì rất nguy hiểm,
người ta nói đi xe đạp nguy hiểm hơn là
xe gắn máy, chỉ cần xe hơi quẹt nhẹ
một cái là văng liền. Người ta nghĩ có 10.600
chiếc xe đạp là có thể xẩy ra 10.600 tai
nạn, vì xe đạp chạy chung với những con
đường của xe hơi rất nguy hiểm.
Tuần lễ vừa rồi, một tai nạn xe
đạp xẩy ra tại Place Répulique, cô gái 25 tuổi
đã tử vong bởi một chiếc xe nặng 15
tấn hút vào. Cho nên, luật đi đường dành cho
xe đạp cũng sẽ được áp dụng
gần như luật đi đường của xe
gắn máy. Vì những người đi xe đạp
chưa ý thức được sự nguy hiểm của
nó. Có người đèn đỏ vẫn quẹo phải,
quẹo trái, chân cứ đạp rồi đưa tay ra
làm dấu, lúc đó người lái xe thắng gấp thình
lình, chiếc xe trượt tới, chỉ đụng
nhẹ vào xe đạp là tai nạn khó lường sẽ
xẩy ra.
Cho nên, việc cho mướn xe đạp, phải thông báo
cho mọi người tôn trọng luật đi
đường hầu tránh tai nạn lưu thông xẩy
ra, để dịch vụ cho mướn xe đạp
khỏi bị thất bại. Cuối năm 2007, các
trạm cho mướn xe tăng lên gấp đôi 1500
trạm với 21.200 chiếc.
Vài con số trong ngày diễn hành lễ Quốc Khánh
Pháp.
- 4.224 quân nhân và cảnh sát.
- 241 con ngựa.
- 83 chiếc mô tô.
- 329 loại xe nhà binh.
- 62 máy bay quân sự đủ loại của không
quân và hải quân.
- 37 trực
thăng đủ loại bay diễn hành để kỷ
niệm lần thứ 100, kể từ ngày ra đời
chiếc trực thăng đầu tiên,
Bích Xuân