Tại
Nhà Thờ
Hippolyte Paris Quận 13 lúc 14g30, Trung Tâm Điều Hợp Tập
Thể Chiến Sĩ Việt Nam
Cộng Hòa tại Âu Châu, đã khá
thành công trong việc tổ chức Ngày Quân Lực
19
Tháng 6 với số tham dự trên trăm người và rất nhiều
nhân sĩ, cùng với sự hiện
diện đặc biệt của cựu Đại Tướng Pháp Guy Simon, chủ tịch hội
ái hữu của những
người bạn Đông Dương (hội ANAI). Dù Pháp
không còn ảnh hưởng tại Việt Nam từ
năm 1956, nhưng tướng Simon là người chịu trách nhiệm
chương trình của chánh
phủ cứu giúp cho trên trăm ngàn người tỵ nạn
Đông Dương sau 1975 sang Pháp.
Ngoài ra, chính nhờ sự can thiệp trực tiếp của tướng
Simon với Chính Phủ và
Quốc Hội Pháp năm 1990, nên Unesco không tuyên
dương Hồ Chí Minh ngày
19.05.1990.
Lễ chào cờ
Vào lúc 15g00, Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 các nghi lễ rước Quốc Quân
Kỳ, thượng kỳ và phút mặc niệm được diễn tiến rất trang trọng, các nhân sĩ,
quan khách lần lượt lên thắp hương nơi bàn thờ Tổ Quốc, cùng dâng hoa tưởng
niệm cho những chiến sĩ vị quốc vong thân.Tiếp theo, Ông Nguyễn Nhựt Châu,
Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp, nhắc lại lịch sử và ý nghĩa của ngày Quân
Lực 19/6, cùng giới thiệu tướng Simon như một người bạn và ân nhân của người tỵ
nạn Đông Dương tại Pháp, đã từng giúp đỡ gia đình của tướng Lam Sơn sang Pháp,
và những sĩ quan Việt muốn hoạt động trở lại trong quân đội Pháp.
Sau đó, đến phần phát biểu của tướng Simon tuy ngắn gọn nhưng rất chân tình.
Ông kể lại những ngày ông phục vụ tại Đông Dương, và ông có biết tướng Đỗ Cao
Trí. Sau cùng, ông tin tưởng những con cháu của những người tỵ nạn thành công
tại Pháp và hy vọng họ sẽ phục vụ cho quê hương thứ hai cũng như cho quê hương
gốc của họ. Theo ông họ rất lễ phép và dễ thành công hơn thế hệ trẻ tại Pháp
cũng như tại Việt Nam hôm nay.


Tướng Guy Simon
Người diễn giả cuối cùng là ông Nguyễn Hữu Dõng, tổng thư ký của Trung Tâm Điều
Hợp. Ông trình bày một cách chín chắn lịch sử của ngày 19/06 với nhiều dữ kiện
chi tiết chứng tỏ có một sự nghiên cứu rất công phu. Ông nêu lên những sự khó
khăn, và nhấn mạnh sự hy sinh của quân lực VNCH trong giai đoạn trước 1975.Ông
Nguyễn Nhựt Châu, Đại diện Tập Thể, và Bà Đỗ Văn Soạn trao tặng «bó hoa thân
hữu» cho tướng Guy Simon.
Mở
màn phần văn nghệ đấu tranh Ban hợp ca Văn Phòng
Liên Đới Xã Hội Paris với
nhạc phẩm: «Đáp Lời sông núi» đã
đốt dậy ngọn lửa thiêng trong hội trường. Lưu
Phát Tấn, Nguyễn Hữu Xương, Nguyễn Khắc Trung, Nguyễn Lê
Cường,Văn Tấn Sy, Bảo
Hà là những ca nhạc sĩ đã giúp vui trong
phần văn nghệ. Và Bích Xuân đã hát
«Đêm nguyện cầu».