về lại trang chính
https://www.youtube.com/user/Nguoibenhepho/videos http://www.dailymotion.com/bichxuanparis VIỆN BẢO TÀNG LOUVRE PARIS - Bích Xuân-
Chuẩn
bị cho cuộc thăm viếng nơi đây, bạn nên có trước một bản đồ của viện
bảo tàng Louvre để di chuyển dễ dàng trong việc thưởng ngoạn những kiệt
tác.
Cung
điện Louvre có tuổi qua nhiều thế kỷ; nhờ những bộ sưu tập nghệ thuật
phong phú nhất thế giới. Dầu cho bạn có xúc động, hay có ấn tượng, hay
mệt mỏi hoặc có thể bất mãn vì không thưởng ngoạn hết các kiệt tác.
Điều đó dễ hiểu, vì phải cả một đời
tham quan mới hết. Một số người khi nghĩ thế, nên ngần ngại không muốn
vào. Bí quyết để đánh giá đúng mức những kiệt tác trong viện bảo tàng
Louvre là phải có thời giờ và phải có sự tuyển chọn trước những tác
phẩm mình muốn ngắm nhìn...Theo nguồn gốc, tên Louvre của viện bảo tàng
do tiếng la tinh Lupara mà ra, có nghĩa là «Cái cũi để săn chó sói».
Vào thế kỷ 17 do vua Philippe Auguste xây dựng tại nơi đây.
Nếu bạn muốn đi thăm bức tranh của nàng quí tộc thuộc vùng Florence, được biết với tên Mona Lisa hay là La Joconde bạn
sẽ ngạc nhiên khi thấy nụ cười bí ẩn của nàng được
bảo vệ bởi một tấm
kính dày chống đạn, vì nàng thường
ngày bị «tấn công» bởi biết bao ánh
flash chụp hình của du khách….
Lấy
trộm được bức tranh La Joconde của Leonard de Vinci hẳn là giấc mơ của
những tay trộm nổi tiếng thế giới. Vào năm 1911 một cựu nhân viên làm
việc trong viện bảo tàng Louvre tên là Vincenzo Prugia, người gốc
Florence, (cùng xứ với nàng Mona Lisa) đã thành công trong việc ăn trộm
bức danh hoạ này. Nhưng không biết làm cách nào để bán «chiến lợi
phẩm», anh chàng bèn dấu dưới giường tại căn nhà của anh ở vùng
Florence. Mỗi khi ăn cơm, anh ta đem ra, lật ngược bức họa lại để làm
bàn ăn (may thay anh ta đã gói ghém cẩn thận). Sau hai năm, anh ta đem
bán cho một nhà mua bán đồ cổ ở gần đó. Ôâng này nhận ra ngay bức danh
họa Joconde liền báo cảnh sát. Nhờ vậy nàng Mona Lisa mới được «hồi
hương» trở lại viện bảo tàng Louvre.
Cung điện Louvre trước đó là nơi cư ngụ các bậc đế
vương, vua chúa trải qua 8 thế kỷ.
Những lần nới rộng, tu bổ liên tiếp, đã tóm lược lịch sử ngành kiến
trúc, biến cung điện Louvre thành một bảo tàng viện lộng lẫy nhất thế
giới. Nhưng sự nổi tiếng khắp hoàn cầu này, nhờ hai kiệt tác tuyệt đối,
đó là bức danh hoạ La Joconde của Leonard de Vinci và tượng thần vệ nữ
Milo. Người mẫu Mona Lisa trong bức hoạ la Joconde gốc người Ý là vợ
của Francesco Giocondo ở vùng Florence. Bức họa trên gỗ khi vẽ xong
được vua Pháp, François 1er mua lại đem về chưng ở cung diện Louvre,
làm bảo vật riêng lúc ban đầu.
Chính
vua Nã Phá Luân I đã làm cung điện Louvre thành viện bảo tàng phong phú
nhất thế giới, bằng cách bắt các nước thua trận nộp những danh hoạ, qua
sự lựa chọn của ông tổng giám đốc Vivant Denon.Tượng vệ nữ Milo
cũng được mang về Pháp bởi ông Dumont d'Urville. Sau đó, ông
Champollion nhà khảo cổ nổi tiếng được giao phó đứng trông nom và tuyển
chọn để thâu mua những đồ cổ của Ai Cập mang về Pháp. Hiện tại trong
viện bảo tàng lưu trữ 350.000 kiệt tác đủ loại. Hơn 35.000 kiệt tác
được triển lãm trên 60.000 mét vuông.
Nơi
đây, bạn có thể chiêm ngưỡng bức tượng người bằng thạch cao, được phết
một lớp sơn, nhìn xa như da người, đặc biệt có đôi mắt làm bằng pha lê
lấy từ đá núi và đồng, đôi mắt nhìn rất tinh anh, như người sống, ngồi
xếp bằng viết chữ. Bức tượng này có từ 2600 năm, trước thiên chúa giáng
sinh (Le Scribe accroupi). Kế đến là khu vực từ thời tiền sử- kéo dài
đến giữa thời đế quốc La Mã. Nơi đây có một tượng toàn thân người đàn
bà. Có lẽ là biểu tượng cho nàng Nefertiti có khoảng 1357 trước thiên
chúa giáng sinh. Trong những kiệt tác Hy Lạp, nổi bật là
tượng vệ nữ Milo mà kích thước vòng một, vòng hai, vòng ba vẫn được áp
dụng cho đến bây giờ trong việc tuyển chọn hoa hậu. Thêm đó là tượng
chiến thắng của Samothrace. Hai tượng này có vào khoảng từ 100 đến 300
năm trước thiên chúa giáng sinh. Khu vực hội hoạ có khoảng 6000 kiệt
tác Aâu Châu từ thế kỷ thứ 8 đến giữa thế kỷ 19. Khu vực này có một
diện tích 17.850 mét vuông .
Đề
án xây dựng thêm ra cho viện bảo tàng Louvre là kim tự tháp làm bằng
kính trong, có tên là «Grand Louvre» vào thời tổng thống François
Mitterrand. Phần triển lãm dưới đất,( dưới kim tự tháp). Kim tự
tháp bằng kính, được bắt đầu năm 1981 và chấm dứt năm 1998 do sự góp ý
của kiến trúc sư người Mỹ gốc Tàu tên Ming Pei thưc hiện. Kim Tự Tháp nằm ngay giữa sân chính, là mái che
đường vô cửa lớn của bảo
tàng Louvre. Chủ đích của kim tự tháp bằng kính này là để phản ảnh bầu
trời, nhưng không che khuất phong cảnh chung quanh cung điện Louvre.
Kim tự tháp bằng kính này có chiều cao 21,6 m gồm 793 miếng kính lớn
hình vuông và có một hệ thống robot tự động chùi rửa tất cả các miếng
kính mỗi tuần. Chi phí tổng công trình xây cất của kim tự tháp và phần
ngầm dưới đất tốn 1 tỷ Euros.
Tổng
diện tích của viện bảo tàng Louvre :160.106 mét
vuông. Diện tích triển
lãm năm 1984 là 31,260 mét vuông đã
tăng lên 60.620 mét vuông vào năm
2005. Nhân viên làm việc có 1500 người, một
nửa số này giữ vai trò canh
gác. Đồng phục màu xám hiệu Balenciaga. 64 người
quản thủ trông nom bảy
vùng thư viện. Hệ thống an toàn : gồm 8.000 bộ phận
báo động ngừa cháy,
và 143 hệ thống làm thoát khói. Có
2.500 cánh cửa ra vào, 90 thang máy,
350 robinet, 67.000 cái đèn với 160 loại khác
nhau, tiêu thụ 5100 kw
tương đương với một thành phố dân số 2000 người,14
nhân viên chữa lửa
túc trực thường xuyên. Năm 2005 có 7,3 triệu du
khách thăm viếng, trong
đó 2 phần 3 là người ngoại quốc. Trong số người ngoại
quốc này 36,5%
người Aâu Châu, 18, 5% người bắc Mỹ, 7ù% người
Á Châu,19% người Pháp
vùng lân cận Paris 17,6% người Pháp ở tỉnh,
Xin
quí vị đi ngược thời gian để biết sơ qua di tích lịch sử
cung điện Louvre, một «đề án lớn» của vua Philippe
Auguste.
Vào năm 1190 ông Philippe Auguste xây một toà lâu đài chiến lược
Louvre, bên mặt phải của dòng sông Seine, chung quanh được bảo vệ bằng
những hệ thống hào rãnh sâu, có nước bao bọc chung quanh tường thành
cao của lâu đài (ngừa chống ngoại xâm là nước Anh lúc đó)Thành luỹ nầy
chiếm một phần tư sân vuông về phiá Tây Nam.
Sau
đó vua Saint Louis và vua Philippe le Bel cho sửa sang lại một phòng
rộng lớn và một phòng khác thấp hơn để đem các tài liệu hồ sơ quốc gia
và kho vàng bạc của vua chúa, lưu trữ lại đó trải qua 4 thế kỷ.
Sau vua Saint Louis, vua Charles V biến lâu đài chiến lược Louvre thành
một cung điện nguy nga để sống cho tiện nghi thoải mái hơn, nhưng không
sửa đổi kích thước. Ông cho thành lập tại đó một thư viện gồm 973 quyển
sách, lúc đó, được coi là thư viện lớn nhất của vương quốc. Sau vua
Charles V mất, cung điện Louvre để trống không người ở trong vòng 150
năm.
Đến
thời vua François 1er, ông trở về năm 1528 sau thời gian bị giam cầm.
Ông cho người dân Paris biết, ông trở về ở lại trong lâu đài Louvre.
Ông cho khởi công sửa chửa lại cung điện Louvre. Những gác canh trên
tường thành được phá bỏ, vì làm tối sân. Nói tóm lại, tất cả những gì
liên quan đến chiến lược trong hệ thống tường thành đều được phá bỏ, để
thay thế vào đó, bức tường thành có mỹ thuật hơn. Ôâng là người đầu
tiên gom nhặt từ từ các danh họa qúi cũng như các mỹ thuật phẩm để lưu
trữ trong cung diện Louvre. Đồng thời ông mời những tay hoạ sĩ nổi
tiếng của Ý vẽ một loạt tranh gồm 12 tấm trong đó có bức hoạ La Joconde
của Vinci. Đến năm 1546 ông xây lại cung điện hoàn toàn mới với lối
kiến trúc có đường nét phục hưng của Ý trên nền móng của lâu đài cũ
(nơi này sau đó nơi cư ngụ chính thức các vua kế tiếp).Công trình đang
xây cất thì vua François 1er mất, lúc đó nhà vua thọ 32 tuổi. Vua Henri
II lên ngôi tiếp tục công trình xây cất cung diện Louvre. Nhưng vua
Henri bỗng chết bất ngờ. Hoàng hậu Catherine de Medicis tạm quyền cai
quản. Trong thời gian ở trong điện Louvre bà thấy công trình xây cất
điện Louvre chưa xong, nên bà quyết định xây một chỗ nhỏ ở riêng, bên
cạnh lâu đài Louvre. Cung điện nhỏ của bà có tên Les Tuileries, nơi đây
bà có sự tự do hơn. Bà cho xây một đường nối hai cung điện dài 500m có
mái che để tránh mưa gió và sự dòm ngó. Điện Louvre được tu bổ không
ngừng qua các triều đại kế tiếp. Đến thời vua Loius 13 ông thấy trong
cung Louvre bắt đầu chật chội nên ông làm rộng ra bốn lần diện tích.
Nối tiếp vua Louis 13 là vua Louis 14 rời cung điện Louvre mang theo
tất cả triều đình dọn về ở lâu đài Versailles năm 1682 …
Cuối
thời vua Louis 14 viện Louvre đã có 2500 bức danh họa nổi tiếng, trang
hoàng khắp cung điện Louvre và cung điện Versailles. Dưới
thời vua Louis 16, ông Marigny là người đầu tiên
có ý nghĩ tổ chức triển lãm cho dân
chúng coi. Ngày 10 tháng 8 năm 1793 là ngày đầu tiên mở cửa viện bảo tàng Louvre, tính đến nay được 213 năm.
Những
kiệt tác hội hoạ và điêu khắc trong viện bảo tàng, đánh dấu sự ra đời
của những nền văn minh lớn cổ xưa, được trưng bày ra bảy khu vực khác
nhau :
1- Cổ xưa đông phương .2- Cổ xưa Ai Cập 3- Cổ xưa Hy Lạp. 4- Cổ xưa La Mã 5- Cổ xưa Etruri. 6- Kiệt tác điêu khắc 7- Nghệ thuật phẩm Xem tiếp cột bên ...
|
Những
kiệt tác Ai Cập có sự phong phú độc đáo.
Ông Jean-François Champollion là người đầu
tiên thành lập khu vực nghệ thuật cổ Ai Cập năm 1827 trong
khuôn viên Louvre.
Trong
viện bảo tàng Louvre Paris có 51 kiệt tác nổi tiếng nhất thế giới…Trong
51 kiệt tác này nổi bật là 7 kiệt tác sau đây gồm 3 bức họa và 4 bức
tượng.
1- Bức họa La Joconde thực hiện, giữa khoảng 1503 đến 1506. 2- Bức họa Le Radeau de la Méduse của Theodore Gericault, thực hiện năm 1819. 3- Bức họa La Dentelliere của Johannes Vermeer thực hiện khoảng 1670-1671 4- Tượng: Les Esclaves của Michel- Ange thực hiện từ 1513 đến năm1516. Tượng này, lúc đầu được dành trang trí cho mộ phần của Đức giáo Hoàng Jules II, nhưng sau được mua lại đem về Pháp. 5- Tượng : La Venus de Milo
(được
tìm thấy năm 1820 trên đảo Milo của Hy Lạp) người ta không biết ai là
tác giả của bức tượng này. Bức tượng được ước chừng 2 thế kỷ trước
thiên chúa. Tính đến nay, tuổi thật bức tượng của nàng Vệ Nữ Milo được
2206 tuổi. Như vậy chúng ta nhận thấy quan niệm cái đẹp về vóc dáng
người đàn bà không hề thay đổi qua thời gian và không gian.
![]() 6- Tượng
: La Victoire de Samothrace (khoảng 190 năm trước thiên chúa giáng sinh
đây là bức tượng trang trí trước mũi tàu và người ta không biết tác giả
là ai.
7- Tượng : Les Chevaux de Marly thực hiện trong khoảng thời gian từ 1740 đến 1745 của Guillaume Coustou.
Còn
về hội họa Pháp, nổi bật là bức danh họa «Bắt cóc những nàng Sabines»
(L'Enlevement des Sabines) của hoạ sĩ Poussin vào khoảng 1637-1638. La
Raie của ông Chardin vào trước năm 1728 hay bức họa «Người đàn bà đang
tắm»(La baigneuse) của ông Fragonard và bức»Tự do hướng dẫn dân chúng»
(La liberté guidant le people) 28-7-1830 của họa sĩ Delacroix . |