VIẾNG THĂM TRẠI TÙ CỦA HITLER
                                                                             Bích Xuân


 Tôi đến Munich để xem hai ngày Hội Chợ Bia, vào buổi sáng thứ bảy và chủ nhật tuần trước mà tôi đã có dịp tường thuật trong  số báo tuần qua .Nhưng động lực chính của chuyến đi Đức của tôi lần này, ngoài lễ Hội Bia tại Munich là muốn viếng thăm trại tù khét tiếng của Hitler tại Dachau vào những năm 1933-1945.
 Sau buổi cơm trưa tại Hội Chợ Bia, tôi vội vã đến Dachau một vùng ngoại ô nằm sát bên tiểu bang Munich cách 20 cây số. Dachau hiện nay có 40.000 dân cư. Đường đến Dachau buổi trưa vắng vẻ, gió hiu hiu, nắng vàng chói sáng trên đường mòn như mùa hè còn sót lại làm cho thân cây trơ trụi khẳng khiu, cây cỏ úa héo. Nhà ở hai bên đường lưa thưa trong không khí trầm lặng, nhìn cảnh nơi đây sao mà buồn hiu buồn hắt… 

Xe đậu ở Parking, khách phải đi vòng quanh bên phải, trái một hồi mới đến cổng trại tù. Càng đi sâu vào bên trong, tự nhiên trong lòng hồi hộp, vừa sợ vừa lo, chắc có lẽ trước khi thăm viếng nơi đây, tôi đã 
   
 nhìn thấy những hình ảnh nạn nhân trong tù qua sách vỡ chăng ? Hôm nay, tôi đã có mặt đây một trong 10 trại tù rộng lớn, đầu tiên của Hiler tại Dachau (500 000m²). Trại tù này, trước kia là cánh đồng lầy mênh mông được bao chung quanh bởi những hàng cây to lớn dày đặc, um tùm (bây giờ vẫn còn) nên trại tù được xây cất  tại đây sau hai tháng Hitler đã có quyền lực trong tay với chủ thuyết Nazis « Bảo vệ dòng máu của người Đức ». Những trại tù Dachau bây giờ trở thành bảo tàng viện Dachau Memorial « Ký ức của Dachau » .
Cổng  vào trại tù
.

Tôi bước vào bên trong trại tù rỗng, lặng… trại này dành riêng cho tù đàn ông. Tôi chấn động toàn thân khi cánh cổng bằng sét màu đen của trại vang lên, khi tay tôi vừa kéo ra như làm vỡ tung những thắc mắc, tò mò của tôi. Có lẽ, ai đó mới vừa bước chân vào nơi đây cũng đều có cảm giác này như nhau.
 Tôi nhìn chung quanh, tôi đếm, tất cả có 8 trại lính gát tù ở trên cao. Ngoài bức tường thành, có hàng cây rừng bao chung quanh bên ngoài. Bên phải, có những ngôi nhà xây dài, trệt. Bên trái, có hai trại lính làm bằng gỗ đã bạc màu. Phóng tầm mắt xa xa, hướng về phía bên trái, có một nhà nguyện có ý nghĩa riêng. Cách đó không xa, một nhà tù làm bằng song sắt của người Do Thái, phía trên mái  hiên  có ghi hàng chữ để tưởng niệm những người tử tù Do Thái. 
Những Bloc đất dài trống trơn, trước đó là trại tù. Các trại lính đã phá bỏ, chỉ còn giữ lại hai trại tù làm bằng gỗ để tượng trưng. Các Bloc đất dài hình chữ nhật bằng phẳng hoang vu là nền móng của 32 căn trại, mỗi trại có 208 tù nhân, có những Bloc là mồ chôn tập thể của những người tù, khi đoàn quân của Mỹ đến giải thoát vào năm 1945, nên một số tù bị bom giết chết trong những Bloc này. Trại tù Dachau là trung ương tập trung tù nhân đầu tiên từ năm 1933  đến 1945, có 250 000 tù nhân, gồm 34 quốc gia khác nhau, và 76 000 người bị giết bằng hơi ngạt. Trong 12 năm có tất cả 1,600 triệu Người trong 10 trại tù tại Dachau, (trong đó có 15 000 người Pháp). Riêng trại tù tôi đang có mặt có khoảng 2000 tù nhân gồm có 30 núớc khác nhau.
Tôi đi vào căn nhà trưng bày những hình ảnh, và vật thường dùng hàng ngày của tù nhân. Tại đây, có những tấm hình được phóng lớn còn in vết thương tra tấn trên lưng tù nhân, và những hố sâu chôn xác  người với da bọc xương. Bí mật này không cần giấu diếm. Lịch sử đã ghi vào ký ức người người trên thế  giới, dù đã 74 năm trôi qua. Những vật dùng của người tù như : muỗng, nĩa,  tô, (có ghi số tù trên    muỗng) giày, dép, áo quần, chỗ tắm, nơi rửa mặt, phòng vệ sinh, giường ngủ, dây xích bằng sắt, roi   mây...Đoàn khách du lịch lẳng lẽ ngắm nhìn từng đồ vật, từng hình ảnh được trưng bày trong phòng,  chẳng nghe ai mở miệng, chẳng nghe ai trao đổi với nhau một tiếng nói, chỉ nghe tiếng bước chân đi theo từng tiếng thở, kín đáo theo qua từng cảm giác, từng ý tưởng trong tâm, Thấy Không khí im lặng nặng nề quá…Tôi vội đẩy cửa bước ra khỏi phòng.
Tôi đi giữa khoảng đất rộng thênh thang, bóng người dưới sỏi đá và tiếng bước chân nghe sột soạt dưới ánh nắng chói chang. Lúc đó khoảng hai, ba giờ trưa vừa nóng, vừa mệt, nhưng căn trại lính củ kỹ ở phía trước đang gợi ý tò mò trong tôi. Đẩy cửa bước vào bên trong, sờ mó từng vật sở hữu của tù nhân. Trong căn trại này, có nhiều phòng, mỗi phòng có đủ loại  giường ngủ nhiều tầng khác nhau, nhưng chỉ có một phòng vệ sinh, và một phòng tắm nhỏ…
Bước ra khỏi các phòng ngủ của trại tù, tôi đi tìm ngôi nhà tù Hơi Ngạt mà không thấy. Phải đi đến tận cuối góc tường rào của trại tù, gần bên «lô cốt » của lính canh gát, rồi băng ngang qua một   cái  cầu mới đến ngôi nhà tù Hơi Ngạt. Ngôi nhà Hơi Ngạt này cách ly các trại tù, chung quanh cây cao che kín mít. Căn nhà rộng 210 mét vuông làm bằng gạch đỏ, có ống khói ở giữa đưa lên phía trên trần nhà. Bên trong, có 3 lò hỏa thiêu ngay ở giữa nhà, và những Phòng Hơi Ngạt chung quanh. 
Tác gỉa trước lối vào trại giam .  
Trước cửa Phòng Hơi Ngạt, treo tấm bia lớn khắc bằng chữ màu trắng (tiếng Đức) : « Tại các trại tù ở Dachau có tất cả 3.405 Phòng Hơi Ngạt. Nơi đây là Trung tâm của sự giết người hàng loạt. Phòng giam có những vòi « phun nước » người ta muốn những nạn nhận không bị khủng hoảng tinh thần trước khi vào Phòng Hơi Ngạt. Và trong vòng 15 đến 20 phút có 150 người thiệt mạng vì hơi độc »
 Như vậy trong 24 tiếng 2.000 người tử vong, có khoảng 1000 ký lô « tro» của nạn nhân. Tro này đem đổ ra những con rạch nhỏ. Trước khi vào Phòng Hơi Ngạt nạn nhân phải gỡ tất cả những gì làm bằng vàng (răng vàng), nhẫn, dây chuyền, càrá, vào trong một cái bao lớn trước cửa phòng, và tất cả đều bị cắt tóc. Có 7. 000 ký tóc, (mỗi xách :25 ký). Tóc của tù nhân được đem đi bán các tiệm làm tóc, dây chuyền, nhẫn vàng thì đem làm lại bằng vàng thoi  « lingots ».
 
  Lò thiêu .                                                           
Tất cả căn Phòng Hơi Ngạt đều mở rộng, tôi bước vào, trời nóng đổ mồ hôi mà bỗng nghe lạnh sau lưng. Hình như, chẳng ai muốn bước vào Phòng Hơi Ngạt, đa số khách đứng ở ngoài cửa nhìn vào. Căn phòng trống trơn chỉ có những lỗ thông hơi từ bốn phía, và phòng khác thì có hệ thống ống dẫn hơi, để trên góc tường. Biết nơi đây là phòng giam mà khách đến đây như muốn tìm kiếm một cái gì ? Đến đây, tôi có cảm giác sợ. Nghe tiếng lá cây lung lay, tiếng nước chảy róc rách ở dưới cầu vọng lại tôi cũng sợ. 

Đứng gần bên tôi là một du khách già đàn ông, thỉnh thoảng nhìn đăm đăm vào phòng giam, rồi ông lẩm bẩm một mình làm tôi hơi run.
Nạn nhân sống sót tại trại tù Dachau là nhân chứng. Họ kể: Trưa, một tô canh rau (không thịt). Tối, một miếng bánh mì, với một miếng « phó mát » Đó là nạn nhận ở nhà tù Dachau, còn nạn nhân khác ở trong 3 trại tù khác ở Auschwitz từ năm 1941-1945 thì không được ăn uống « đầy đủ » như thế, đa số da bọc  xương vì đói rồi chết. Áo quần, mỗi tháng thay…một lần, nên đa số tù nhân bị ghẻ, mụt, làm ngứa ngấy, đau nhức. Phòng vệ sinh: 3 tiếng rưỡi dành cho 1 400 người mà đáng lý ra căn phòng chỉ dành 60 người là tối đa.
Khi ngủ : 200 nạn nhân dồn vào một căn phòng dành cho 40 đến 50 người. Cứ từ 3, đến 4 người nằm ngủ trong rọ rơm, hoặc hai người ngủ trên một cái võng treo. Giường làm bằng gỗ có 3 tầng. Mền đắp là rơm rạ…
Căn nhà xông hơi ngạt .
Trại tù Dahau thành lập được 7 năm từ (1933-1939) lúc đó quyền lực của Hitler đến cao độ, nên cho làm thêm 3 trại tù diệt chủng khác nữa ở Auschwitz vào năm 1940 (Auschwitz một địa danh tại Ba Lan). Ba trại tù dùng để thanh lọc các nạn nhân trước khi cho vào những Phòng Hơi Ngạt có tên :

- Auschwitz 1  Sammlager
- Auschwitz 2  Birkenau
- Auschwitz 3  Monowitz
 Ba trại này đều nhốt chung đàn ông lẫn đàn bà, người già, trẻ con…Thanh lọc đầu tiên là người Do Thái, rồi tuần tự đến nạn nhân các quốc gia khác.
Năm 1943, các tù nhân đượcđánh dấu bằng cách xâm: số tù trên cánh tay trái của họ,hoặc may trên áo
tù, hoặc mang dấu hiệu hình tam giác có màu sắc khác nhau. Ví dụ như: Tù chính trị mang hình tam giác đỏ. Người Do Thái, hình tam giác vàng, nằm chồng chéo lên tam giác đỏ, người đồng tính, tam giác hồng, tội phạm hình tam giác xanh lá cây v. v...
Sau đợt tổng thanh lọc tù nhân để chuẩn bị đưa vào Phòng Hơi Ngạt tại Auschwitz. Ngày 17-2-1945, 
trại Auschwitz I, có 31. 898 nạn nhân. Trại Auschwitz II, 35.118 người. Hai ngày sau, 58. 000 
nạn nhân rời khỏi trại với chân trần, người ta dẫn họ đến nơi hành xử. Sau nhiều ngày đi bộ, nạn nhân được đưa vào trong Wagons rồi nhắm hướng Tây đi tới. Ngày 27-2-1945, lúc 1 giờ sáng, đoàn quân Mỹ đã đến Auschwitz ngăn chận sự tàn sát của Hitler, và giải cứu được 7.000 tù nhân tại Auschwitz và giải thể chế độ Nazis.
Những nạn nhân sống sót được giải thoát gồm có 3000 người Đức, 12 000 Ba Lan, 1 500 Nga, 6000 Pháp và Ý. Trên một trăm: Người Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hòa Lan, Hy Lạp, và vài người : Anh, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha.
 

Lịch sử tổng kê, từ năm 1940-1945, Phòng Hơi Ngạt của ba trại tù ở Auschwitz đã hạ sát 1,500 triệu người, trong đó gồm có đàn bà, trẻ con gốc người Do Thái và các tù nhân trong các nước Aâu Châu. Hai trại tù Auschwitz I  và Auschwitz II, bây giờ là Bảo tàng viện của Auschwitz. 
Tác giả chuẩn bị vào xem phòng sinh hoạt của tù nhân .  
Chiếc xe từ từ chuyển bánh ra khỏi lãnh thổ của người đã từng có một quá khứ bạo tàn. Tôi quay nhìn lại, trại tù khuất dần phía sau, nhưng tôi không quên được những gì đã nhìn thấy từng giờ, từng phút của một quá khứ “khốc liệt“ đã qua, bây giờ vần còn tàn trữ lại trong căn nhà tù, mà sự khổ của con người trước đó phải gánh chịu.

 Bích Xuân