QU TIM XANH
  Bích Xuân

Luxembourg nằm gần nước Pháp, khoảng 500 cây số. Xe lửa tốc hành loại TGV chỉ mất 2,15 giờ là tới ga Luxembourg. Quốc gia này có diện tích đất đai chỉ 2.586 km². Dân số khoảng 442. 972 người, cứ một cây số vuông có 171 người ở. Thủ đô của Luxembourg là Luxembourg–Ville, tại đây xài đồng tiền Euro. Ngành xuất ngập cảnh không có giới hạn. Phi trường cất theo kiểu tân thời, làm về phía Bắc Luxembourg 6 km.

Diekirch-pho-cu-Lux.jpgSau khi đến Luxembourg bằng xe lửa, vợ chồng người bạn chờ đón tôi tại sân ga và đưa về nhà anh khoảng 20 phút lái xe. Trên xe, chúng tôi nói hết chuyện này đến chuyện kia, nhưng mắt tôi vẫn quan sát bên ngoài để ý những gì chung quanh. Tôi đang vào vùng ngoại ô cũ của Luxembourg nên nhà cửa đa số hơi cũ. Nhà riêng chen lẫn với những căn appartement cao khoảng 4, 5 tầng lầu. Đường làng vắng xe và cũng vắng bóng người. Tôi đang ở nơi ồn ào náo nhiệt, hôm nay đến đây không khí yên tĩnh, trong lòng cảm thấy rất là dễ chịu.
Chẳng bao giờ tôi có ý định đến đây, vì nghe nói ở  tại Luxembourg chỉ có lâu đài và ngân hàng thôi. Đến đâu mà nghe nói viếng lâu đài là tôi không muốn đi, vì ở Âu Châu các lâu đài na ná rất giống nhau, nhìn lâu đài riết rồi đâm…ngán.
Nếu không phải vì bài viết phóng sự cho báo thì không biết bao giờ tôi mới đến Luxembourg. Nhưng khi đến Luxembourg rồi tôi mới biết nơi đây có nhiều điều thú vị hơn tôi nghĩ. 

Người dân Luxembourg đa số thân thiện và hiếu khách, nhưng chưa được thăm thắng cảnh hay có dịp kiểm chứng về tính hiếu khách của họ thì tình cớ tôi chứng kiến một sự việc ngựợc lại làm tôi ngỡ ngàng ở « phút đầu gặp nhau này ». Chuyện này thật ra bất kỳ ở đâu cũng có thể xẩy ra, không chỉ riêng tai Luxembourg. Số là sáng hôm nay, (chủ nhật) vợ chồng người bạn đưa tôi đi xem cảnh ở Luxembourg, khi chúng tôi vừa bước ra khỏi cửa, gặp ngay người hàng xóm, da trắng, mắt xanh, tóc vàng, khoảng 35 tuổi từ ngoài đường bước vào. Anh bạn tôi chào ông hàng xóm, nghe có tiếng chào mình, nhưng người da trắng kia không thèm chào lại, lạnh lùng làm thinh đi luôn một nước, anh bạn tôi có lẽ bị « quê » với người khách phương xa là tôi nên quay ngược lại, đi song song bên người đàn ông kia, rồi lịch sự hỏi :
- Tôi có thể nói chuyện một giây với ông được không ?
- Được ; nói gì ? Anh hàng xóm dừng lại trả lời cộc lốc.
- Đây là lần thứ ba, tôi chào ông, nhưng ông không chào lại, cử chỉ như là …kỳ thị coi thường người khác.
- Tôi không nghe !
- Vậy là ông bị bệnh rồi, nên đi bác sĩ để chữa lại hai lỗ tai của ông, và ông nên tháo bỏ cái « cà vạt » này đi, ông mặt bộ đồ « vết » đắc tiền này để làm gì mà thiếu cách cư xử…

- Nếu ông chào tôi mà tôi không trả lời thì đừng chào tôi nữa…
- Tôi đã được giáo dục trong nhà trường như vậy  khi nhỏ. Hàng xóm chào nhau một tiếng mất mát gì ?
Thấy hai bên lời qua tiếng lại, chị vợ cằn nhằn nắm tay ông chồng lôi đi. Anh chồng nói rằng cố ý chào đến ba lần để có cớ « sửa lưng » người kia .

TLuxembourg-ville.--11-gio-sang-ngay-chu-nhat-vang-nguoi-copie.jpgạm gát câu chuyện bực mình ở đầu ngõ, chúng tôi đánh một vòng quanh thành phốLuxembourg. Nhìn đồng hồ đà  lúc 11 giờ sáng mà đường vắng hoe, lưa thưa vài chiếc xe qua lại, vào trong khu phố cổ càng vắng hơn. Khoảng 4, 5 giờ chiều khách mới ra phố.
 Khi về, tôi tự nghĩ, những người dân được sinh và lớn lên tại đây, một số người hơi kiêu, bởi Luxembourg được gọi là "quả tim xanh" của Âu Châu. Chưa có nước nào tự hào mình là quả tim xanh của Âu Châu, chỉ đặc biệt Luxembourg là tự hào về điều này. Vì , khi nói đến Luxembourg, dân Âu Châu biết đó như là một thương hiệu lớn. Tên của thành phố này như muốn thu hút khách hàng, thu hút những người đầu tư, thu hút những du khách, và thu hút ngay cả người dân ở trong thành phố này nữa. Luxembourg là một thành phố rất năng động, khi nói đến Luxembourg là người ta cảm nhận được Luxembourg có chất lượng về đời sống cao.

Chính điều này khiến Luxembourg thu hút dân Âu Châu vì khả năng làm việc cao, nên số người nhập cư tại đây mỗi năm lên đến 36%. Người ta ước chừng 290.000 người nói tiếng Luxembourgeois, 80.000 dân bản xứ, 130.000 người sống giáp ranh giới qua lại để làm việc hàng ngày, trong đó có 66.000 người Pháp, 34.000 người Bỉ, 30.000 người Đức và 15% dân số gốc Bồ Đào Nha(Portuggais)nói tiếng Bồ Đào Nha.

 BX-truoc-ngan-hang-quoc-gia-Luxembourg-copie.jpgLuxembourg còn là một trung tâm trao đổi về thương mại tiền tệ của thế giới. Ngoài những ngân hàng lớn của quốc gia, hiện nay có 185 ngân hàng từ các nơi trên thế giới mở cửa tại đây với 25 quốc tịch khác nhau. Du khách được quyền mang tiền vào Luxembourg, bao nhiêu cũng được không có giới hạn. Tiền bạc được trao đổi bất cứ dưới mọi hình thức nào. Đặc biệt ngân hàng quốc gia  Luxembourg được chủ quyền giữ bí mật tên tuổi của khách ngoại quốc mà không một nước nào trên thế giới được phép điều tra về thân chủ của họ (bảo đảm hơn ngân hàng ở Thụy Sĩ).
Người dân Luxembourg xử dụng 3 thứ tiếng : Luxembourg, Pháp, và Đức. Đây là 3 thứ tiếng chính thức áp dụng hằng ngày tại Luxembourg. Về tiếng Pháp, tất cả những công việc như thông tin, và các giao thông biểu tượng biển ghi bằng tiếng Pháp. Tiếng Pháp được chính thức xử dụng về văn kiện quốc tế vào năm 1944. Tiếng Luxembourgeois được dùng nhiều nhất ở trong xứ, tiếng Anh ít khi được xử dụng trong đời sống hằng ngày, chỉ xử dụng trong một số lãnh vực về nghề nghiệp. Người ta ước chừng 290.000 người nói tiếng Luxembourgeois. 

Vật giá tại đây khá rẻ như thuốc lá, xăng, rượu …một bịch thuốc lá hiệu Marlboro (10 gói) ở Luxembourg chỉ 32 euro, ở Pháp 53 euro, CD 100 cái, 20 euro, ở Pháp 4O euro…Những thứ khác đắt hơn ở Pháp như bánh chocolat, máy móc hifi, TV, PC...và nhất là nhà cửa đắt gấp hai lần ở Pháp. Nhìn biển số xe của dân ở Luxembourg toàn là xe xịn, xe mới, ít thấy có xe loại đời cũ. Còn vụ phạt xe ở đây cũng rất khắc khe, chỗ đậu 2 tiếng là 2 tiếng, hết 2 tiếng phải dời xe, không phải trở lại bỏ tiền thêm 2 tiếng nữa như ở Pháp, mà xe phải lăn bánh đậu cách xa đó trên 50 thước, Còn nói về việc làm, một người làm việc trong ngân hàng số lương 4200 euro/tháng còn được cung cấp cho một chiếc xe mới trị giá 30.000 euro (tùy ý công nhân chọn mua), và cấp luôn thẻ đổ xăng, với điều kiện chỉ đổ xăng chạy trong Luxembourg mà thôi, nhưng thỉnh thoảng một đôi khi đổ xăng ngoài vùng Luxembourg cũng được hãng chấp nhận. Giới thiệu một người có khả năng tốt để làm việc, người giới thiệu sẽ được hãng tặng 1500 euro. Chuyện này còn khuya mới thấy có ở Pháp. Nên dân Pháp một khi đã làm việc ở Luxembourg rồi thì không muốn trở về làm việc ở Pháp, nếu làm, họ đòi hỏi những điều kiện trên nên khó được chấp nhận, nhưng cũng có số người Pháp làm việc ở Luxembourg mà vẫn thích ở Pháp. 


Và điều làm cho du khách ngạc nhiên, ở trung tâm xứ sở thành phố này chen lẫn giữa cũ và mới. Cái mới được cấu trúc theo lối tân thời, lẫn lộn giữa những pháo đài với những con đường khúc khủy. Những ngôi nhà cũ nằm cheo leo trên một vùng cao nguyên bằng đá, chằn chịt với những dây leo phủ kín chung quanh ngôi nhà, nhìn rất lạ mắt nhưng cũng rất dễ thương. Luxxembourg luôn luôn có khoảng màu xanh của các thung lũng hiện diện, dễ làm cho người thăm viếng bỗng …mơ mộng, vì thế nên được mệnh danh là thành phố « quả tim xanh » của Âu Châu chăng ?

pont-Adolphe-pont-route.jpgNgoài ra Luxembourg còn có 110 cây cầu, nối liền những khu khác nhau, bởi thung lũng trong vùng Luxembourg. Những cây cầu này được chia ra thành hai vùng : Vùng dưới thấp, và vùng trên cao, đây là di sản được để lại bởi những lực lượng xâm chiếm của ngoại quốc. Do đó người ta đặt thêm Luxembourg biệt hiệu nữa là « thành phố của những cây cầu » nên nhìn đâu đâu cũng thấy đủ loại cầu. Dưới những cây cầu là một thành phố nằm dưới thung lũng sâu, khách tha hồ tản du trên các con đường nhỏ, đi lại vết tích của thời vua chúa giữa sườn đồi xanh mướt…

  Bởi vậy, dân chúng Luxembourg buôn bán ở đây, luôn luôn tìm cách chinh phục những du khách, « vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi » để những người khách về quảng cáo cho xứ họ, chính vì lý do đó, nên chính quyền tìm cách tăng cường vị trí của thành phố bằng nhiều cách. Họ giữ tên hiệu Luxembourg càng ngày càng tăng trưởng làm cho thành phố đẹp, và tiếp đón khách lịch thiệp hơn…

Những cảnh trí vửa kể trên là cảnh trí thiên nhiên để lại dấu vết lịch sử bắt nguồn từ năm 963, (sau thiên chúa). Những vết tích này đóng một vai trò quan trọng qua nhiều thế kỷ trong lịch sử Âu Châu, chẳng hạn như ở nơi đây còn những trại lính ngày xưa, hệ thống đường hầm nằm trong lòng đất dài 17 cây số để bảo vệ thành phố. Luxembourg được độc lập vào ngày 9- juin 1815. Sau đó Anh vào năm 1839. Cuối cùng các nước trên thế giới công nhận 11 tháng 5 năm 1867. Năm 1994, khu lịch sử này và một số pháo đài của Luxembourg đã được Unesco bảo vệ, tuyên bố là di sản văn hoá của thế giới, nhờ vào hội nghị ở Áo (Vienne).

Luxembourg tuy là một nước nhỏ IMG-8903.jpgbé, nhưng nổi tiếng như là một pháo đài khó mà xâm nhập được. Vào thời xa xưa, từ Tây Ban Nha, Pháp, Áo, Đức, là một trong những lực lượng quan trọng Âu Châu bảo vệ cố phủ này. 
Về ngày lễ Quốc khánh của Luxembourg, lần đầu tiên Luxembourg làm lễ kỷ niệm sinh nhật của bà lãnh chúa Duchesse Charlotte từ cuối thế kỷ 18. Kể từ đó nước này lấy ngày sinh nhật của bà chúa là 23 tháng giêng làm ngày lễ Quốc khánh.

Kết thúc một vùng trời tươi vui ba ngày tại Luxembourg, xin tạm biệt thung lũng của Luxembourg, và một vùng hoa lá cảm tưởng như lúc nào cũng xanh tươi, trên những ngôi nhà nằm trên vùng cao nguyên đá, mà tôi đã được biết thêm như một văn hoá của Luxembourg. Tôi trở về với qủa tim tươi trẻ và vô cùng hạnh phúc trong cuộc hành trình bằng xe lửa, xuyên qua các làng mạc, các dặm đường hoàng hôn của chân trời xa tít, bên đàn bò gặm cỏ non mà tôi được tận hưởng qua từng phút giây đáng nhớ… 

                                                                                     Bích Xuân