Léonard de Vinci
                                                                                    Bích Xuân

Không có người nào hiện thân hơn Léonard de Vinci, khi nói đến thiên tài đa dạng, độc đáo của con người vào giữa thời kỳ phục hưng. Léonard miệt mài nghiên cứu trong sự đơn độc những ngành khác biệt của nghệ thuật, cũng như về khoa học. Ông là người mở mang và khai phá thêm kiến thức thời đó một cách vững chắc. Léonard de Vinci để lại dấu ấn của một cái nhìn đi trước thời gian mà không một ai chối cãi được. Léonard luôn luôn khát khao trong Tu-hoa-chan-dung.JPGsự tìm tòi khám phá. Nhiều kiệt tác đã ra đời trong tinh thần đó. Những kiệt tác này được rất nhiều người quan sát và phê bình, nhưng không phải vì vậy mà bức màn bí mật của Léonard de Vinci được vén lên thật sự. Léonard không chỉ có vẽ mà ông đã tích lũy được những sự hiểu biết rộng lớn trong nhiều lãnh vực khoa học chẳng hạn như: thủy lực học (hydraulique) kiến trúc học, (architecture), giải phẫu học (chirurgie) (anatomie) địa chất học (géologie) và tham dự đều đặn những buổi họp của những nhà toán học thời đó.  
  Léonard de Vinci
Nói đến Léonard de Vinci người ta nhớ nụ cười của nàng Mona Lisa trong bức danh họa La Joconde. Nụ cười bí ẩn nổi tiếng của Mona Lisa phối hợp với ánh mắt nhìn, thọat đầu, người ta thấy như có sự chú ý, rồi lập tức sau đó, cảm nhận sự nhập thế vừa sự thóat tục, trong sự dửng dưng nhẹ nhàng, nói lên được tính chất hòan hảo trong sự diễn đạt trừu tượng của kiệt tác này. Nụ cười  nàng kiểu mẫu Mona Lisa được tạo dựng bởi kết quả những sự di động của những bóng (ombres). Người ta có cảm tưởng như là khuôn mặt sống, bởi sự di chuyển các bóng dưới lớp sơn mỏng trong suốt phủ lên. Bóng chuyển, bởi lớp sơn mỏng rất nghệ thuật, đôi môi như nhích động, nhẹ mỉm cười theo làm bức tranh có thần và sinh động hơn. Đối với Léonard, bóng và ánh sáng là trọng tâm của nghệ thuật vẽ, và đó cũng là một khía cạnh khoa học độc đáo.

Leonard de Vinci muốn truyền lại cho người coi sự cảm nhận của ông qua bức vẽ trên từng phần một trong bức họa La Joconde, ông không đặt nặng vấn đề trên kích thước địa hình mà chỉ thiên về sự diễn tả tình huống, như tâm trạng tác giả cảm nhận trong giây phút vẽ. Điển hình là bên phải mái tóc nàng Mona Lisa, người ta thấy phong cảnh bên cầu Buriano (vùng Arezzo) với một nét diễn tả qua sắc thái khác, ở đó nói lên sự biến thái của vũ trụ trong tình trạng luân chuyển. Phong cảnh thường gợi ý nói lên vô tận của thời gian, ông thường khai thát trong khi vẽ một lớp mỏng nước sơn trong, để làm bức họa sống động có thần hơn. Khi vẽ, ông để ý đến địa chất: chẳng hạn như một rặng núi nhô lên phần đỉnh cao, ở giữa chung quanh thấp lần thành những vành đai, gồm nhiều rặng nhỏ thứ tự, phát triển của các rặng núi hình thành qua phún thạch của núi lửa. Những phong cảnh ở trong những bức vẽ của Léonard làm ta liên tưởng đến cảnh thiên thai hay vườn địa đàng, luôn luôn ở trong tình trạng nhập thế nhưng thóat tục. Bức tranh La Joconde (khỏang năm 1503 đến năm 1525) là một kiệt tác có tính cách “tích lũy” có nghĩa là, cô đọng nhiều chi tiết, rất tế nhị và tinh túy trong cách diễn tả: Ông đã nắm được tinh hoa của thiên nhiên và làm tỏa hương qua nét vẽ sống động và độc đáo trong không gian hòa lẫn thời gian.

Kế đến bức danh họa La Cène ở trong phòng ăn, (đức Chúa Jésus và các tông đồ) nổi tiếng thế giới. Bức La Cène được bắt đầu vẽ giữa năm 1494 chấm dứt vào năm 1498, sau nhiều năm làm việc không liên tục. Bức vẽ biểu tượng buổi lễ thánh thể (bánh thánh và rượu) vào lúc được báo tin sự phản bội của Judas một trong số các tông đồ của Chúa Jésus. Người ta thấy, thức ăn và trái cây trên khăn bàn, nhìn thức ăn trên bàn, người ta biết bữa ăn vừa mới chấm dứt. Trong những cử chỉ và trên khuôn mặt của những tông đồ, thể hiện sự khác biệt của tuổi tác, cũng như tính tình được bộc lộ trên khuôn mặt các tông đồ, phối hợp những điệu bộ của cơ thể khác nhau, trước những lời nói cuối cùng của Chúa. Thọat nhìn vào bức ảnh, người ta thấy nhiều sắc thái khác biệt nhau, nhưng thật sự khi nhìn kỹ, thấy có một sự tổng thể nhất quán vững chắc.

Léonard de Vinci tên thật là Léonardo Di Ser Piero Da Vinci. Sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại một làng bé nhỏ thuộc vùng Toscane, ở phía tây tỉnh Florence. Cha ông là một chưởng khế giàu có; (notaire) mẹ là gốc nông dân. Cậu bé Léonard được ông nội nuôi nấng từ nhỏ. Léonard de Vinci gần như dành hết thời giờ để quan sát thấu hiểu những điều bí mật về thiên nhiên cho sự đam mê của mình. Vào năm 1460 gia đình De Vinci dọn đến tỉnh Florence lúc Léonard được 8 tuổi. Năm 1468, Léonard vào tập sự trong một phòng vẽ của ông Andréa Del Verrocchio tỉnh Florence cùng với những người đồng sự : Botticelli, Le Peruguin và Doménico Ghirlandaio. Sau một năm làm những công việc tầm thường: rửa cọ sơn và dọn dẹp phòng vẽ, Léonard được thầy mình hướng dẫn cách pha mầu, cách trang trí, cách điêu khắc, cách vẽ tranh từ nhỏ đến lớn, ngay cả đến điêu khắc trên đá cẩm thạch và trên đồng. Trong thời gian học Léonard được thầy là Del Verrocchio giao phó cùng với đồng sự Botticelli vẽ một phần trong bức tranh Le baptême du Christ. Năm 1472 Léonard đã thành danh và được gia nhập vào nhóm những người họa sĩ nổi tiếng ở tỉnh Florence, mặc dầu thế, nhưng Léonard vẫn tiếp tục ở lại để trợ tiếp thầy thêm 4 năm nữa.

Mona-Lisa.jpg-1.jpgNăm 1476 Léonard vẽ bức tranh đầu tiên mang tên La madone à L’illet và gia nhập vào phòng vẽ của họa sĩ Uccelo. Léonard nghiên cứu phương pháp vẽ viễn thị (perspective), hình học(géométrie) và tất cả những khoa học thời đó(sciences) qua quá trình làm việc và khảo cứu. Năm 1478 Léonard đã trở thành một họa sĩ độc lập với phòng vẽ riêng của mình. Ông được đặt hàng lần đầu tiên qua những bức vẽ sau đây: La chapelle du Palazzo Vecchio (bức này không bao giờ hoàn tất) kế đến La madone Benoit  và sau đó là bức vẽ Le portrait de Ginevra Benchi vào năm 1481. Năm 1482 ông Ludovic Sforza, công tước thành phố Milan mời Léonard đến để giao phó những công việc: hội họa, kiến trúc, trang trí, điêu khắc, tổ chức những dạ vũ hóa trang và tổ chức những vụ giao đấu giữa các hiệp sĩ cỡi ngựa.
La Joconde
Trong thời gian này Léonard đã xuất bản cuốn tiểu luận về thực vật học, thủy lực học, giải phẫu học, địa chất học…Ngòai ra ông còn thực hiện đủ loại thí nghiệm để kiểm chứng những điều ông biết. Đường hướng của ông: “Nghệ thuật là một cách tìm tòi và khám phá thế giới, và cũng là đặt sự hiểu biết vào trong những cuộc thực nghiệm”.

Léonard ghi chép những kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm của ông vào trong những cuốn sổ tay (có đôi khi thất bại) dưới hình thức mật mã bằng cách : viết ngược từ phải qua trái, bởi một số lớn thí nghiệm của ông, nếu bị phát hiện, có thể đưa ông lên dàn hỏa thiêu, vì vào thời đó mổ một xác chết có thể gây sự hiểu nhầm. Ông không chấp nhận những lời giải thích của sách vở, cũng như kinh thánh, mà tự kiểm chứng, tìm tòi thêm bằng những cuộc thí nghiệm trên mọi lãnh vực(ảnh hưởng của mặt trăng, trên sự tăng hay giảm của nước thủy triều, địa chất học và sự thành lập của những lục địa, những căn bản của khí thể động lực học « aérodynamique » ). Ông đã tìm ra những thuyết mới về điều này, nhà thờ thời đó, có ý bất bình không muốn công nhận những lý thuyết khác lạ hơn ngòai thánh kinh.

Năm 1499 công tước Milan và toàn gia đình bị quân đội Pháp đuổi ra khỏi tỉnh. Léonard lúc đó trên đường du lịch và ghé thành phố Venise, ông ở lại đây một thời gian. Đến năm 1500 Léonard trở lại tỉnh Florence. Léonard được Céra Borgia, công tước thành phố Rome kiêm tướng tư lệnh quân đội của đức giáo hòang Alexendre VI, nhận Léonard vào làm việc vào năm 1502. Léonard trông nom tòan bộ và tăng cường củng cố lãnh thổ của giáo hội trung ương tại Ý. Dần dần, Léonard trở nên nổi tiếng khắp Aâu châu.

Năm 1503 Léonard tham gia vào Hội đồng, lãnh trọng trách lựa chọn nơi đặt “David” của Michel Ange, cùng năm đó ông tham dự cuộc chiến chống xứ Pise với tư cách kỷ sư quân đội. Nơi đây, ông rút tỉa nhiều kinh nghiệm, cũng như sự hiểu biết trong những công trình tương lai, có liên quan đến quân đội. Ông đã nhận và đã thực hiện một bức họa lớn, tả lại cuộc chiến La Bataille d’Anghiari. Chính trong thời gian này, ông vẽ bức họa La Joconde. Thống chế Pháp, Charles d’Ambroise là thống đốc tỉnh Milan nhận Léonard làm việc một năm. Năm sau, được vua Pháp Louis XII mời Léonard với tư cách họa sĩ kiêm kỹ sư. Lúc này Léonard thực hiện cho vua Louis bức tượng cỡi ngựa «La statue équestre de Trivulce », nhưng bức tượng này không hoàn tất, và bức tranh thứ hai: Người trinh nữ bên tảng đá « vierge aux rocher ».

Năm 1514 Léonard được Julien de Médicis mời làm việc cho đức giáo hòang Léon X. Giáo hoàng Léon X có tài ngọai giao rất ưa chuộng nghệ thuật, một người đỡ đầu cũng như bảo trợ văn hóa nói chung, và các nhân tài nói riêng. Léonard được sống trong cung điện Vatican, dưới sự bảo trợ của đức giáo hoàng có đầu óc cởi mở, ưa chuộng nhân tài, cho phép Léonard tha hồ làm những thí nghiệm khoa học, kiểm chứng các lý thuyết mới…
Sau đó, Léonard đi du lịch khắp xứ. Mỗi nơi, ông ở lại một thời gian để làm việc theo nhu cầu của các lãnh chúa. Vua Francois I thán phục tài của Léonard, đã nhận Léonard với chức vụ Họa sĩ thứ nhất, kiến trúc sư, kiêm kỹ sư của vua. Vua Francois I đã mua nhiều bức họa trong đó có La Joconde của Léonard với một số tiền rất lớn. Léonard sống và làm việc trong một lâu đài gần vùng Amboise, ở nơi đây Léonard tổ chức về những buổi lễ cỡi ngựa, các trò vui cho vua và cách bắn pháo bông .

Năm 1516 Léonard sống cuối cuộc đời nơi đây một cách bình an, trong sự tìm thí nghiệm nghiên cứu về kiến trúc. Léonard mất ngày 2/5/1519 hưởng thọ 67 tuổi. Léonard để lại tất cả những ghi chép kỷ thuật cho người thừa kế ông : Francesco Melzi là người học trò của Léonard, với hy vọng những cuốn sổ tay ghi chép kỹ thuật sẽ được xuất bản. Nhưng mãi đến  400 năm sau thế giới mới biết đến thiên tài của Léonard.

                                                                                     Bích Xuân