Kim Tự Tháp Trong Sa Mạc
Bích Xuân
Chiếc
AMC Airlines của Ai Cập chở đầy khách đã hạ cánh
tại phi trường Louxor,
sự hiện diện hai cảnh sát an ninh người Ai Cập to lớn khiến
hành khách
cảm thấy an toàn nhưng nhắc nhở một bất ổn rình rập, lẩn
quẩn đâu đây.
Ra khỏi máy bay, xe bus trong phi trường đến rước. Xuống xe bus,
qua
một cánh cửa, khách sắp hàng để trình
passeport. Bên phải, có năm gian
hàng đổi tiền. Bên trái là các
nhân viên kiểm soát giấy thông hành.
Gian hàng đổi tiền ngọai tệ cũng rất đơn sơ, không
có cửa đóng, không
có mặt kính chắn ngang. Du khách có thể đi
vào bên trong để đổi tiền.
Nhân viên đổi ngọai tệ họ tính bằng bút,
không dùng máy tính. 1 euro
bằng 7,40 livres tiền Ai Cập. 1 dollar Mỹ, 5,50 tiền Livre. Từ
máy bay
cho đến phòng ốc đều nói lên một sự nghèo
nàn, lạc hậu của vùng du lịch
nổi tiếng này. Bù lại, khi du lịch các nước
khác, sắp hàng trình giấy
thông hành, rã cẳng, nhưng ở phi trường Louxor (Ai
Cập) thì lại rất
nhanh. Nhanh đến nỗi khách không có thời giờ để
nhìn những gì chung
quanh. Đổi tiền, trình thông hành, lấy hành
lý chỉ trong vòng 30 phút,
thật là hiếm có !
Bước
ra khỏi cửa, du khách ngạc nhiên khi nhìn thấy một nhân viên trong phi
trường cầm thuốc nhả khói mù mịt, ngay trước bảng cấm hút thuốc. Lúc
trên máy bay, một người phụ nữ Pháp hỏi tiếp viên, vừa rồi bà ta nghe
có mùi thuốc khi một người đàn ông đi ngang qua. Anh tiếp viên lắc đầu.
Một tiếng sau, người tiếp viên trở lại dẫn bà đến phòng của tiếp viên.
Họ cho bà hút thuốc ở đó.
Ra khỏi phi trường, tôi tìm chiếc xe bus để đi đến
tàu chờ ở bờ sông Nil, (như đã ghi trong tờ chương trình).
Anh phu xe đỡ chiếc valise tôi để vào xe, rồi chìa tay đòi tiền “ tip”
20 livres Ai cập ( 3,50 euro). Khi lên xe tôi được biết, tự mình để
hành lý vào xe thì khỏi phải trả tiền. Đến tàu làm thủ tục xong thì
trời đã tối nhem, nơi đây 5 giờ chiều mà trời đã tối đen như mực. Ai
Cập vào những tháng 7, 8 sức nóng từ 40 đến 45 độ C. Tháng 10,11, khí
hậu từ 25,27 độ C. do vậy đi chơi vào những tháng này nhớ mang theo …áo
len cho một cuộc du hành vào sa mạc.
Louxor
là nơi đông du khánh nhất, vì nơi đây có nhiều đền đài của các vua
chúa. Du lịch nơi này, nói chung các nơi ở trên xứ Ai Cập, bạn có thể
thấy đàn bà trùm khăn kín mặt, hay đàn ông mặc áo cổ truyền đi lang
thang khắp nơi, nhưng bạn đưa máy chụp họ bạn phải trả tiền. Người
“được” chụp hình sẽ bám sát bạn để đòi tiền, muốn đưa bao nhiêu cũng
được, ít nhất là 10 livres (1,50 euro). Dân ở đây nhờ vào khách du
lịch, như người đánh xe ngựa mỗi tháng lãnh được 300 livres tức 20
euros. Riêng phụ nữ vẫn giữ phong tục phục tùng chồng con vô điều kiện,
và những cô sống ở miền quê không bao giờ đánh răng buổi sáng,
Để
phục vụ du lịch trên sông Nil, ước chừng khoảng 200 chiếc tàu, mỗi tàu
có 60 phòng ngủ, ngoài ra còn có khoảng 100 tàu “bus taxi” nhỏ. Nếu đi
du lịch ở Louxor chắn chắn bạn phải ở trên tàu mới đủ an toàn. Sau khi
bạn đi xem thắng cảnh về, người làm phòng, mỗi ngày sẽ cho bạn sự ngạc
nhiên. Mở cửa, bạn sẽ giật nẩy người khi thấy một người đang lơ lửng
trong buồng tắm, hoặc có người đeo kính nằm đọc sách trên giừờng bạn
Trấn tĩnh sau phút thất kinh hồn vía, bạn nhận ra đó là những chiếc
khăn do người dọn phòng gấp lại một cách ngoạn mục để tạo cảm giác mạnh
cho ban.
Kỹ thuật chọn người phục vụ ở đây khá khéo
léo. Nếu quan sát những người làm việc trên
tàu, ê kíp phục
vụ
trong phòng ăn, thường rất trẻ, mặc áo chemise trắng,
quần đen, cổ thắt
bướm, anh nào cũng hoà nhã dễ có cảm
tình, nhìn là có cảm tình ngay.
Có
lẽ vì vậy mà khách “típ”
khá hào phóng. Còn những người làm
phòng hầu
hết là đàn ông, có nét quê
mùa, dễ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng.
Những cảnh sát thì lại khác, rất ngầu trong bộ
áo quần đen, bérêt đen,
to con lừng lững. Người nào người nấy lạnh lùng như
đá cục, hầu như
chẳng bao giờ thấy ai nở nụ cười.
Louxor
Tàu
di chuyển chỗ này đến chỗ kia, từ hướng nam, đến hướng bắc, rời
đông
sang tây để bạn viếng cảnh. Trên tàu có hai
nhóm du khách. Nhóm đi
chung với đoàn, và nhóm đi tự do. Nhóm đi
theo đoàn, có “guide” hướng
dẫn từ a đến z. Nhóm đi tự túc, phải mướn taxi, phải biết
trả giá, vì
nơi này toàn là giá “trên
trời”, bất cứ gì cũng phải trả giá. Đi theo
groupe thì đắt hơn gấp 2 lần, vậy mà, phải trả thêm
tiền vì những mục
không có trong hợp đồng. Ví dụ như: cỡi lạc
đà, đi xe ngựa, thăm làng
quê, thả thuyền buồm ngắm cảnh trên sông, dạo vườn
hoa coi mèo, chó
hoang, nghe trình diễn nhạc kịch bằng những màu sắc
ánh đèn về ban đêm
ở các đền đài, thăm các kim tự tháp
v.v… tất cả phải trả thêm 300 euro
. Đi theo tour, vất vả nhất là phải thức dậy thật sớm, thường
vào lúc
06 giờ sáng, 06 giờ 30 điểm tâm, 7 giờ lên xe. Cũng
có ngày thức dậy từ
3 giờ sáng, để khởi hành lúc 4 giờ.
Đi
dạo trong vườn Botanique chẳng hạn. Trong vườn này đa số chó và mèo
hoang. Nhiều chú chó con, mèo con rất đẹp nhưng đừng nên rờ vào bạn sẽ
có thể bị cào hay cắn. Sau khi đi dạo vườn hoa, bạn sẽ đi
thăm
ngôi làng Nubien với những căn nhà đất thô sơ
trên bãi sa mạc mà nước
là hơi thở của linh hồn. Trần nhà che bằng lá
cây, có nhà để trống về
phiá mặt trời mọc. Hỏi tại sao thì được biết: nắng
bình minh không
nóng. Nhà ở đây xây bằng đất sét
và muối, nên chỉ cần ba ngày mưa gió
là nhà cửa bị tiêu tùng, nhưng ở sa mạc
này quanh năm suốt tháng chẳng
bao giờ có mưa.
Người
hướng dẫn dặn dò khách du lịch không cho tiền trẻ con mà chỉ cho chúng
bút viết hoặc bánh kẹo mà thôi. Theo anh nếu chúng có tiền rủng rỉnh
chúng sẽ không chịu đến trường. Quả vậy, khi tàu vừa cặp bến thì những
người đàn bà mặc áo đen, khăn choàng đen, đầu đội rổ nữ trang và một số
trẻ em ào đến mời mọc . Người ta không mua mà chỉ cho quà trẻ con Có lẽ
chúng không hiểu tại sao người ta chỉ cho toàn bánh kẹo và bút viết.
Một vài bà cụ bà mặc áo đen, trùm khăn đen ngồi trên cát năn nỉ bạn
chụp hình: “Hello, Hello ! two euro !”. Hầu như không thấy người ta
dùng dollars Mỹ? Cũng như ở trên croisières họ chỉ nhận credit card và
tiền euro, thậm chí không nhận ngay cả tiền Livres của Ai Cập. Hỏi tại
sao thì được cho biết: đa số croisières ở đây là nghiệp đoàn của Pháp,
nên trả tiền euro dễ tính cho họ. Điều này vừa nghe qua không ổn cho
lắm! Du khách lỡ đổi tiền Livres Ai Cập rồi thì ráng mua đồ linh tinh
cho hết, đi đến đây lần này chắc gì trở lại lần thứ hai ?
Sông
Nil dài 6700 cây số, độ sâu khỏang 1 400 thước. Đi
thuyền dạo trên bờ
sông Nil thật là thơ mộng. Từ thành phố này
sang thành phố khác, bạn
đừng ngần ngại đi lên những tàu “bus” hay
trên những chiếc tàu chở
người. Không khí ở đây nồng ấm, đón tiếp
ân cần, Dân chúng ở đây không
gọi sông Nil là sông mà gọi là
biển, có lẽ nó quá dài và lớn .
Khu
Louxor là một nơi được khách du lịch thăm viếng nhiều nhất, nơi đây
được nối với khu Karnak bởi một con đường đi dài hai bên có những tượng
thân sư tử đầu người (sphinx). Đền này được xây dựng từ thế kỷ 14 trước
thiên chúa giáng sinh, tính đến nay được 3.406 năm. Người ta đã đặt
thêm nơi đây sáu tượng lớn với hai tháp
nhọn vào thời vua Ai Cập Ramsès II. Một trong hai tháp nhọn này đã được
đem tặng cho nước Pháp dưới thời Napoléon I vào năm 1813. Tháp nhọn này
hiện nay nằm giữa công trường Concorde tại Paris. Từ Louxor đến đền
Abou Simbel 350 cây số, đến Le Caire 700 cây số. Le Caire là thủ đô của
Ai Cập. Đây là thành phố lớn nhất của các xứ Ả Rập và các xứ Phi Châu.
Thành phố này ở bên bờ sông Nil miền bắc Ai Cập. Ở phía tây thì có ba
kim tự tháp lớn.
Thời
tiết ở Ai Cập tháng 11 mà còn chói chang hơi nóng. Nếu vào tháng 7,8
mặt trời đỏ rực, cuồn cuộn sức nóng khô người vọt tới 45, 48 độ C. Sự
thay đổi nhiệt độ do giãn nở khi nóng, và co lại khi lạnh, tạo thành
những cơn bão cát tối tăm trời đất. Ban đêm và sáng sớm gió lạnh cắt da.
Du
lịch trên đất nước Ai Cập, bạn sẽ được ngồi trên những con lạc đà có
cặp mắt đáng yêu, có thể chịu đựng được đói khát, đưa bạn đi trong vùng
sa mạc mênh mông, ngắm cảnh trên vùng cát lún, chiêm ngưỡng những đền
đài, lăng mộ và kim tự tháp xếp bằng tảng đá từ chân đến đỉnh, thể hiện
sức mạnh của người cổ Ai Cập. Qua nhiều thế kỷ, kim tự tháp và đền đài
được tu bổ lại nhưng không làm mất đi sự sáng tạo của nền văn minh thời
cổ. Những bức họa trên tường và những nét chữ là ký hiệu, trong thời cổ
Ai Cập là điểm hấp dẫn, gợi ý tò mò của du khách, vượt qua các vùng mạc
mênh mông để tìm hiểu những điều huyền bí…
Trước
kỹ thuật chính xác, Kim tự tháp với những khối đá không thể làm khác
hơn ngay cả với những phương tiện thời nay. Làm sao có thể đem vào
trong công trường hơn 100 máy móc một lúc ? Xây dựng kim tự tháp đòi
hỏi một sự tính tóan chính xác với sự sắp xếp chặt chẽ, không thể làm
tới đâu hay tới đó được. Ngay lúc khởi đầu người Ai Cập đã biết dùng
những phương tiện gì, những máy móc gì, và cách tổ chức công trường ra
sao ? (Những đường nứt mà chúng ta thấy là do kết quả của những trận
động đất chứ không phải do sự tính toán sai khi xây dựng). Trước vấn đề
của những kim tự tháp, các nhà nghiên cứu khoa học đặt câu hỏi: Không
làm những mẫu thử nghiệm giống như họ?. Hoặc làm mẫu thử nghiệm giống
như thời đó, điều này đòi hỏi một sự tưởng tượng phong phú về kỹ thuật
hình học (concept de récusivité) môn hình học này mới có vào thế kỷ 19.
Vậy ngày xưa làm sao người ta đã biết được ?
Những
kim tự tháp đồ sộ nằm đó, nhìn chúng ta như thách đố từ bao nhiêu nghìn
năm nay. Những máy móc người xưa chế tạo bằng tay đơn sơ nhưng rất có
hiệu quả, thời đại bây giờ không thể chế lại như vậy được. Họ có những
bí quyết riêng mà không ai có thể đoán ra đựợc. Kim tự tháp vẫn là điều
bí mật đối với các nhà khoa học.
Những kim tự tháp có một
sắc thái nào đó về tôn giáo, đề cao thần quyền và thượng đế tối cao,
với một ý nghĩa khác các tôn giáo khác. Chẳng hạn như những đền thờ mặt
trời, tượng hình bằng người, đầu thú vật (biểu tượng thần linh). Kiến
trúc độc đáo thời Ai Cập là nghệ thuật tạc tượng, chạm trổ hình trên
đá, trên tường, đều hướng về một mục đích chung, họ tin rằng có một
cuộc sống vĩnh cửu trong cái chết, để tiếp nối cuộc sống vừa qua của
họ. Họ đã thực hiện giấc mơ chiến thắng thời gian, chiến thắng được sự
lãng quên, bằng chứng là nghệ thuật của họ mãi mãi ở trong trí nhớ của
mọi người.
Mỗi
năm Le Caire có 6 triệu du khách viếng thăm. Thành phố này ở bên bờ
sông Nil miền bắc Ai Cập). Ở phía tây Gizeh có ba kim tự tháp lớn và
tượng sư tử đầu người. Sphinx là biểu tượng của Ai Cập. Những kim tự
tháp này đã có hơn 3500 tuổi .
Kim tự tháp lớn nhất và xưa nhất là kim tự tháp Khéops, một trong bảy kỳ quan thế giới, còn hai kim tự tháp khác nhỏ hơn là kim tự tháp của Khéphren (con trai) và Mykérinos (cháu nội vua Khéops) cũng nằm gần đó.
- Kim tự tháp Khéops do vua Khéops
lựa chọn vùng Gizeh, để xây phần mộ cho mình cao 147 thước. Cạnh của
mặt đế hình vuông: 230 thước. Độ nghiêng: 51,5 độ. Mỗi khối đá dùng để
xếp từng lớp có chiều cao trung bình 1,27 thước. Kim tự tháp bên trong
xây theo nấc thang xoắn ốc hình vuông từ đế lên đến đỉnh.
- Kim tự tháp thứ hai là Khéphren
(con của vua Khéops) cao 143,5 thước, với độ nghiêng là 53 độ, cũng nằm
trên một phần đồi vùng Gizeh, phía tây nam kim tự tháp của cha. Kim tự
tháp này dễ nhận diện từ xa, bởi đỉnh tháp còn được bao phủ bởi bột
vôi. Kim tự tháp này nhỏ hơn kim tự tháp cha một tí, nhưng khi mới
nhìn, người ta có cảm tưởng kim tự tháp này cao hơn kim tự tháp của
cha, lý do là kim tự tháp này được xây trên mặt đất cao hơn. Bên trong
cấu trúc đơn giản hơn kim tự tháp cha. Khi khám phá ra hầm mộ này người
ta chỉ thấy quan tài hình người bằng đá bị bể, trong đó không có xác
ướp. Phần mộ Khéphren ít bị hư hại hơn là phần mộ của cha.
- Kim tự tháp thứ ba Mykérinos(con
trai của Khéphren), cháu nội của vua Khéops. Người
ta không biết
rõ về những sự kiện xẩy ra dưới thời vua này. Nhưng thời
gian sau này,
các nhà khảo cổ, tìm được hồ sơ viết trên
giấy cổ của Ai Cập, lưu lạc
đến thành phố Turin (Ý), trong đó người ta biết
Mykérinos đã trị vì 18
năm, sau đó Mykérinos nhường ngôi lại cho người con
trai, và người con
trai này là ông vua thứ tư cuối cùng của
dòng họ vua này. Ông vua thứ
tư cuối cùng này, đầu óc cởi mở, có
lòng nhân từ và phân xử công bằng.
Ông cho xây một kim tự tháp cho mình, nhỏ hơn
kim tự tháp của cha, ông
nội, và ông cố. Lý do là không muốn
dân chúng khổ cực.
Còn
về tượng Sphinx sư tử đầu người: Đầu người ở đây có thể là khuôn mặt
của vua Khéops hay là Khéphren. Theo truyền thuyết kể lại, lúc đòan
quân của hoàng đế Napoléon và nhóm chuyên gia khảo cổ đặt chân đến vùng
này, họ chỉ thấy phần đầu tượng Sphinx mà thôi, ngòai ra là cát phủ.
Đầu tượng 5 thước bề cao. Khi người ta đem hết lớp cát phủ ra, tượng
Sphinx mới hiện ra nguyên hình. Tượng này trong một trận chiến bị đạn
nên phần mũi (dài 2 thước) đã nứt và rơi xuống đất. Napoléon rút quân
về, quân đội Anh thay vì đem mũi dán lên tượng thì lại đem về chưng tại
viện bảo tàng British Museum tại Luân Đôn.
Người
ta cũng đã tìm thấy được một loại “thước
đo” của Ai Cập ở trong kim tự
tháp. Trên thước này, có những gạch chia
không đều đặn. Thước này có
chiều dài 52,5 cm, được chia ra làm 28 đơn vị, nhưng 28
đơn vị này
không đều nhau. Nếu không là một lọai thước
tính thì nó còn có ý nghĩa
gì mà các nhà khoa học chưa có
câu trả lời. Ai Cập luôn luôn tạo một sự
thu hút huyền bí trong tâm trí của
mọi người. Bạn
đến thăm đền Philaé phải qua một sông bằng thuyền (từ 70
năm nay) trước kia là vùng sa mạc, đền Philaé nằm
giữa
hai đập nước nên thường xuyên bị ngập nước 10 tháng trong một năm. Vùng
sa mạc này vào năm 1894 do người Anh cho dẫn thuỷ nhập điền đem lợi
hàng năm 75 triệu livres Ai Cập. Trong đền những mẫu tự thời cổ, những
hình chiến binh cầm giáo mác, những thiếu nữ, hay những người đàn ông
mình người đầu thú, được khắc trên vách tường. Mỗi hình ảnh mỗi ý nghĩa
qua những thời đại văn minh cổ Ai Cập.
Tại đây, có loại giấy papyrus
đặc biệt làm bằng xác một loại cây, để vẽ hình. trên giấy này đem nhúng
vào nước, không bao giờ bị rách. Cách l2àm loại giấy này rất đơn giản.
Một nhánh cây nhỏ, có hình dáng như cây trúc, người ta gọt bỏ lớp bên
ngoài, chẻ một lớp thật mỏng rồi đem ép và nối lại tờ này với tờ kia,
cho đến khi thành tờ giấy lớn, sau đó đem phơi khô.
Bích Xuân
Trong
sa mạc mênh mông, Ai Cập còn nhiều điều bí
ẩn. Huyền thoại hai bức
tượng ở vùng Louxor, thung lũng của hoàng hậu, và
hai ngôi đền « khổng
lồ » của dòng họ vua Ramsès II trên
vùng cát xoáy không cỏ cây, chỉ
có
chân trời vô tận nằm sát bờ biển ở Abou Simbel.
Trước khi vào thăm
viếng bên trong đền đài, bạn phải mua những tấm poster card để khi về
có hình kỷ niệm, vì ở đó cấm du khách không được chụp hình, quay video
khi vào thăm viếng bên trong.
Bích Xuân