Tôi Đi New-York
Bích Xuân
Chiếc xe bus từ Washington DC đến
New-York chạy thẳng một mạch khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi dừng lại trên con đường
số 8, bên cạnh hầm xe điện ngầm (Subway)
ở ngay trung tâm thành phố New-York. Tuần lễ qua tôi đến Washiington DC,
trời trong, nắng nóng, lúc đi New-York vội vã quên xem thời tiết vừa đến
New-York đã thấy không khí đổi khác, gió mạnh và lạnh. Bước xuống xe được năm
phút tôi đã lạnh run.
(Thành phố New-York buổi sớm mai)
Phố đông người nhuộn nhịp và nhiều xe hơi, đa số là
xe taxi tư nhân màu vàng. Được biết sự di chuyển của người dân New-York 75% không dùng xe mà dùng
phương tiện bằng xe điện ngầm và xe bus, chỉ có 18% đi xe đến sở làm.
Du lịch lần này
vừa xách valise vừa tìm đường nơi chốn đông người, tôi không quen nên
phải nhờ anh Thanh ở địa phương đến đón tôi tại trạm xe bus. Tôi đề nghị đi
taxi, anh Thanh nói chỉ một trạm xe điện ngầm là tới khách sạn Carter. Tôi
chọn khách sạn Cater bởi chủ nhân là người Việt là ông bà Trần Đình Trường. Tôi
cũng muốn đi xe điện ngầm ở New-York xem có khác xe điện ngầm ở Paris không,
khi anh Thanh đề nghị tôi đồng ý ngay.
Cảnh sinh hoạt
chung quanh dưới
hầm subway không khác gì métro ở Paris, cũng
tiệm café, sách báo, tiệm bán áo
quần…và cũng có người nghệ sĩ đứng kéo
đàn violon đông người qua lại.
Khách đi xe điện ngầm rất đông, người ta đứng
chật ních trên các toa
xe. Tôi cảm thấy có cái gì đó rất gần
gũi với mình tại đây.
(Xích lô ở New-York)
Được biết hệ thống
xe điện ngầm tại New-York có từ năm 1904. Năm có 365
ngày, xe chạy 24 giờ mỗi
ngày, không ngừng nghĩ. Khác ở Paris
xe điện ngầm chạy đến
1 giờ khuya là ngưng, và chuyến sớm nhất là 5 giờ
sáng. Xe điện ngầm ở New-York
như xe điện ngầm ở Tokyo, Moscou, Séoul...
Khách
sạn Cater ngay trung tâm phố,
đi bộ 5 phút là đến Madison Square Garden. Tôi ngắm
nhìn những ngôi nhà chọc
trời ở khu Madison Square Garden, nơi đây đã nổi
tiếng về các môn thể thao
chuyên nghiệp, và quảng cáo rầm
rộ các thương
hiệu bằng ánh sáng
tia laser chiếu trên mặt tường của những cao ốc. Tôi thong
thả dạo quanh thành
phố đông người đa văn hoá nhất nước Mỹ và cũng
là thành phố đắc đỏ đứng hàng
thứ ba sau Luân Đôn và Monaco. Bước vào một
tiệm nhỏ bán fast food tôi mua
cái bánh tròn có miếng cá
hồi với giá 10 đô la. bên cạnh tiệm fast
food bên là
parking, có ba người đàn ông mặc áo chemise
trắng ngắn tay, cổ đeo "con bướm" màu đen trước cửa parking ghi
giá tiền, 13 đô la một giờ…
( Bán dạo bên lề )
Các cửa tiệm bán máy chụp hình,
computer đề giá « trên trời » mua gì cũng phải trả giá. Tôi thấy
một ống kính chụp hình hiệu Canon giá 800 đô la, tôi trả 500 họ bán ngay. Mua
trả giá mà cũng bị hố vi dụ như Battrerie Chageur của máy chụp hình giá
200 đô la, tôi trả 100 họ bán, về xem lại giá trên internet giá 40 đô la…
Tôi đã đến nước Mỹ nhiều lần, đến
New-York là lần thứ hai, tôi nhìn thấy ở Mỹ cái gì cũng khác với Pháp,
từ lối kiến trúc nhà cửa cho đến cách
sống. Nhà ở của Pháp theo lối củ, nhà ở Mỹ
tân thời. Người Mỹ mỗi khi chào
nhau, họ phát vào tay một cái, hoặc là chạm
vào vai, ít thấy hai người đàn ông Mỹ
bắt tay. Hai đàn ông Pháp chào nhau
thì nắm chặt tay, nếu là phụ nữ
họ hôn trên má, hai hoặc bốn cái, đối với
người Mỹ, họ cho cách chào của người Pháp là điều kỳ cục, bởi hai cái môi
chụm nhau ! Không phải môi chụm nhau
mà hai môi chạm vào má đôi bên
(nơi dành cho những người bạn thân quen mỗi khi
chào nhau). Không thân, người
Pháp không hôn vào má, và
cũng không bắt
tay, họ chào "bonjour" như người Mỹ nói
« hi ». Tôi cũng không
thấy những cặp tình nhân hôn
nhau ở những
nơi đông người, trong
khi ở Pháp trên các đường phố tình
nhân hôn nhau rất tự nhiên. Người Mỹ vui vẻ nói chuyện mà không cần
biết người đang hỏi chuyện đó có nguồn gốc từ đâu, ngược lại người Pháp thì
khác, trước khi trả lời, họ nhìn người đối diện trưóc rồi mới trả lời sau.
(Khu Madison Square Garden New-York)
Nhìn người dân ở New-York lúc nào cũng vội
vàng, ai sống ở đây cũng phải năng động. Ngoài đường, luôn luôn có người
phía trước, phiá sau, phải, trái...Đến New- York người ta sẽ không bao giờ có
cảm giác một mình, và những gì chung quanh sẽ không bao giờ chấm dứt. Những Buildingchọc
trời bảy tám chục tầng, có người đã từng
có ngàn giờ làm việc tại đó, nhưng
ít ai có thời gian thư giản bên ly
café,
không có !
Sự náo động như làn sóng, và sự sôi động nơi đây những gương
mặt bồn chồn, căng thẳng vào buổi sáng. Lúc nào cũng thấy người ta bận bụi, tôi có cảm
tưởng người ta đã quên mất họ....
Trên đường M 42 treet, có nhiều
bảng quảng cáo hãng du lịch, tôi chọn mua một tour 3 ngày hai đêm với giá 90 đô
la. Bắt đầu khởi hành 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Tối từ 7 giờ đến 11 giờ
khuya.
Buổi
sáng tinh sương thành phố
còn trong sương mù đã có tiếng xe và
tiếng bước chân người qua lại
nườm nượp trên đường. New- York là
thành phố không
bao giờ ngủ và cũng là thành phố ồn ào
nhất, xe hơ
thường xuyên bóp kèn, đường phố nào cũng
có bán hàng bên lề. Xe chở khách
chạy về hướng Bắc, ngang qua các phố thị
đông đúc người. Tôi ngạc nhiên thấy
có những
nghĩa trang ngay trong thành phố cạnh
xe điện ngầm .
Xe
tiếp tục chạy bên ven bờ sông hướng
Bắc thì đô thị Harlem hiện ra nơi nổi tiếng thế giới về
kịch nghệ, nhiếp ảnh, điêu khắc gia, và ca sĩ về loại
nhạc Jazz…Harlem là lãnh thổ của người Mỹ gốc Phi
đang cư
ngụ, với những toà nhà màu gạch đỏ, loang lổ phai
màu...Đường phố cũ, đông
đúc người, và buôn bán tấp nập.
( Họa sĩ ven đường)
Xe dừng lại
để du khách xuống đi dạo, nhưng
không ai muốn xuống xe, tài xế cho xe
chạy luôn. Khu này hình thành do người Mỹ gốc Phi, trước kia bị Mỹ da
trắng kỳ thị nên họ ra khỏi miền Nam đến miền Bắc,Trung, Tây Hoa Kỳ
để tìm kiếm cơ hội làm việc tại các
thành phố nông nghiệp sau khi tuyên ngôn giải
phóng nô lệ được ký kết vào năm 1863,
hầu hết người Mỹ gốc Phi đã di cư đến New-York , Philadelphia, Boston, Buffalo, baltimore...Mỹ gốc Phi di cư
bị phân biệt chủng tộc nên
vấn đề thuê
nhà để ở cũng bị từ chối nên đôi khi đã xẩy
ra những cuộc đẩm máu...Các thế hệ kế tiếp
« African
American » truyền thống văn hoá, được duy trì
ở Harlem, với những hoạt
động không ngừng nghỉ,
Xe
chúng tôi vẫn chưa ra khỏi miền Bắc New-York, tiếp tục đến khu vực của người Ý (cộng
đồng người Ý gom lại ở vùng này giữa thế kỷ 20). Khu phố của người Ý cũng đông
đúc người tấp nập du khách trên con đường Elizabeth, Mot và Mulberry. Xe dừng
lại 15 phút để du khách xuống xe đi dạo…Khu vực của Ý, nhưng không có dấu hiệu
gì đặc biệt
là của người Ý, chỉ thấy
những
nhà hàng ăn bình dân để bảng hiệu của
Ý. Người Tàu cũng đến từ từ, buôn bán ngay
bên cạnh khu vực của người Ý. Người Ý mỗi năm
có lễ festival lớn kéo dài 11
ngày, có tên Saint Patron de Naples ngay trên
con đường dài Mulberry Street tại
khu Little Italy. Festival rất hào hứng với cuộc thi ăn
món pâtes của Ý.
( Khu phố Tàu ở New-York)
Khu
Chinatown của những người di dân Trung quốc,
cũng trong khu vực phía Bắc không xa khu của Ý.
Chinatown phố cũ, bản hiệu chữ Tàu đầy ngập. Xe ngừng, du
khách ngồi nguyên trên xe, chẳng ai chịu xuống
nên tàì xế cho
xe chạy chậm lại để du khách trên xe nhìn ngắm.
Chẳng có gì đặc biệt
ngoài những nhà hàng ăn có từ 200 đến 300
cái (theo thống kê). Nhiều cửa tiệm
bán nữ trang, tiệm áo quần, tiệm mỹ phẩm, tiệm đồng hồ
đeo tay nam nữ, tiệm xách
tay cho phụ nữ, và rất nhiều ngân hàng. Khu
Chinatown, năm 2009 được 139 tuổi
(1870-2009). Được biết năm 1870, chỉ có 200 người Tàu tại
khu này, 12 năm sau
(1882) lên đến 2000 người, sức mạnh và khí lực theo
độ người của họ 30 năm sau
(1900) lên đến 7000 người, nhưng chỉ có 200 người
đàn bà. Đến đầu thế kỷ XXI,
những người Tàu ở đây vẫn còn ở trong những
ngôi nhà cũ kỷ và ngăn làm hai ra
để ở, họ vẫn còn còn xử dụng chung một toilette ở
ngoài dành cho nhiều nhà. Năm
1980, các ngân hàng bắt đầu xây dựng những
bâtiment trong khu vực Chinatown,
theo kiến trúc văn hoá của Tàu.
Hôm sau, chúng tôi viếng thăm
thành phố Manhattan. New-York có 5 quận: Manhattan, Bronx, Brooklyn, Queens, và Staten Island.
Đến Manhattan từ không khí đến nhà cửa cũng như
nơi buôn bán khác hẳn những thành phố khác ở Nữu- York. Phố và đường ở Manhattan rộng lớn, sang trọng ít người đi bộ qua lại. Nhà kiến trúc như kiểu Âu
châu. Nơi đây dân thượng lưu cư ngụ, trung bình có mức lương 100. 000 đô la mỗi
tháng. Năm 2003, dân cư tại Manhattan 60% có bằng cấp, 25% đã có bằng cấp trước
số tuổi.
( Đường phố Manhattan New-York)
Tại Manhattan người trẻ chiếm đa số 52%, tuổi từ 25. Manhattan có diện tích nhỏ nhất trong khu vực, và hầu hết đô thị hoá trong
các quận của thành phố New- York.Manhattan có nhiều điểm nổi tiếng, thu hút khách du
lịch như bảo tàng, và các trường đại học. Nhiều đài phát thanh, truyền hình,
các công ty viễn thông, và cũng như nhiều tin tức, tạp chí, sách, và phương
tiện truyền thông khác của các nhà xuất bản. Trụ sở của Liên Hiệp Quốc cũng nằm ở đây.
Manhattan là một trung tâm thương mại, tài chính, và văn hóa của Hoa Kỳ và thế giới.
Từ năm 1890 đến 1973, Manhattan New-York có bảy toà nhà chọc trời, trong
đó có hai tours Word Trade Center đã bị thiêu hủy bởi khủng bố năm 2001.
Xe chúng tôi từ trên cầu treo Brooklyn
nối liền qua thành phố Manhanttan. Thành phố New-York
ban đêm như một chùm sao muôn màu trên
một ốc đảo thần tiên, lọt vào giữa đại
dương mênh mông bao la. Chúng tôi càng lạnh run
vì gió biển về đêm, càng lạnh hơn khi xe chạy ngang qua lại hai chiếc cầu trên cao .
( Cầu Brooklyn ở New-York)
Cầu có đường dành cho
xe đạp, xe gắn máy và đường đi bộ. Cầu Brooklyn nhất
nước Mỹ có chiều dài
1825m, bề ngang 26m, chiều cao 84m. Được biết cầu Brookly xây cất
14 năm mới
xong (1869-1883). chi phí cây cầu 18 triệu
đô la.
Xin trở về quá khứ cầu Brooklyn, do kiến trúc sư John Augustus Roeling thiết
kế và điều hành (Roeling đã từng xây những cây
câu treo ở Texas) Roeling bị tai nạn ngay trong lúc khởi đầu, hai tuần sau đó
Roeling mất, người con trai của Roeling là Washington tiếp tục cho đến lúc hoàn
thành cầu Brooklyn, thời gian 14 năm (trong lúc xây cất có 14 người thiệt mạng).
Một tuần lễ sau khai trương cầu Brooblyn (30-5-1883) cầu bị sập, 12 người thiệt
mạng. Sau lần cầu sập đó, cầu Brooklyn
được thiết kế thêm hệ thống nhiều dây cáp, cầu bền vững cho đến ngày nay.
Xe tiếp tục chạy trong đêm rồi dừng lại một khoảng đất rộng, nơi đây, trước
kia là hai tour Word Trade Center
bị sụp đổ. Vì ban đêm nên khách chỉ ngồi
trên xe nhìn xuống. Chung quanh những tòa
nhà, ánh đèn trong cửa sổ chiếu ra nhưng
không đủ sáng để chúng tôi nhìn được
màu đất phía trước mặt. Cũng lạ, nơi đây
chẳng có một ngọn đèn đường nên
chúng tôi nhìn chung quanh không được
rõ. Trên
xe, chẳng ai nói với ai. Im lặng, nhớ lại
những gì đã xẩy ra tại đây.
Hôm sau chúng tôi đến đảo Liberty Island viếng thăm tượng Nữ Thần
Tự Do. Thành phố New York luôn luôn thu hút người đến.
Người ta có cảm tưởng thành phố với hơn 10 triệu dân như muốn nghiền nát mọi người bởi sự vĩ đại
và đa dạng của nó. Đến đảo Liberty Island, điều đầu tiên đập vào mắt
người nhìn là gót chân khổng lồ của bức tượng Nữ Thần Tự Do.Và, sau khi đã đi
vào bên trong phần đế của chân tượng, khách có thể thăm viếng viện bảo tàng bên
trong bức tượng (được tân trang vào năm 1986). Trong tiền sảnh, khách thăm
viếng có thể ngưỡng mộ đuốc lửa nguyên
thủy này. Khách lên xuống bằng một hệ
thống cầu thang chân xoắn ốc đôi, nhỏ, hẹp. Lên đến vương miện, có những cửa sổ
được trổ ra chung quanh. Nếu thời tiết quá nóng nực vào những tháng hè,
không thể nào khách leo 354 bậc thang, dầu cho
đi lên bằng thang máy chăng nữa, đến nửa đường cũng có nguy cơ bị nóng nực ở
trong bức tượng.
(Tác giả trong bán đồ lưu niệm ở Liberty Island)
Khắp nơi, mọi người đều ngưỡng mộ tượng Nữ Thần Tự Do
biểu tượng của New-York. Tượng Nữ Thần Tự Do được thiết kế và thực hiện bởi ông Frédéric-Auguste Bartholdi (nhà điêu khắc Pháp), chính
phủ Pháp làm quà tặng cho nước Mỹ. Tượng đặt trên một hòn đảo nhỏ tên Liberty Island. Tượng Nữ Thần Tự Do được
Unesco công nhận vĩnh viễn là di sản của thế giới. Chính mẹ ruột ông Bartholdi làm
người mẫu cho bức tượng Nữ Thần Tự do. Tượng với chiều cao 92,99 m (kể cả
đế), ông Gustave Eiffel làm sườn sắt bên trong
bức tượng. Sườn sắt nặng 120 tấn sắt với 300 ngàn rivets để chịu đựng những cơn
giông bão, sấm lòe. Bức tượng được tháo rời ra, đóng thành 241 thùng để
gởi đi New York. (thời gian đường biển
hai tháng). Đại sứ Mỹ ông Morton, đón tượng Nữ Thần Tự Do năm1884.
Bốn ngày ở New-York quá ít, tôi sẽ trở lại New-York một lần nữa và sẽ ăn
tối tại tour Empire State Building ở Manhattan ít nhất cũng phải một lần, hoặc
tôi sẽ đón giao thừa để mừng năm mới tại Madison Square Garden nơi tụ họp đông
người. Sợ, thành phố sôi động, nhưng tôi vẫn thích thăm lại thành
phố nổi tiếng New-York, khu phố Tàu và những nơi đã đi qua nhưng có
nhiều điều chưa được biết.
Nếu trở lại, tôi sẽ ở khách sạn Carter: đi bộ đến khu Madison Square Garden
khoảng 5 phút. Khách sạn hơi cũ, nhưng trong
phòng sạch sẽ, màn treo cửa cũng sạch, hít thở
không sợ bụi, khách ngủ thẳng
giấc đến sáng. Tôi đọc báo thấy chủ nhân khách sạn
Carter có 800 phòng này, đã từng free cả trăm phòng cho các Hội đoàn
người Việt, đến từ các tiểu bang tá túc trong
các cuộc“mít tin” hay những buổi diễn
hành tại New-York. Ngày cuối trả phòng, tôi
gặp bà Trần Đình Trường, người gốc
Huế, khuôn mặt tròn, có nét phúc hậu.
Bà tươi cười nhận lại chìa khoá và hỏi
có
ở lại thêm đêm nay không? Tôi lắc đầu cảm ơn
và từ giã bà ra về trong lòng nhiều
cảm mến. Cảm ơn chị Lưu Lệ Ngọc đã giới thiệu tôi đến
khách sạn Carter, và tôi
cảm thấy thật dễ chịu được ở một nơi rất
gần những gì tôi muốn viếng thăm tại New-York...
Tạm biệt thành phố New-York.
Paris Décembre 2009
Bích Xuân
bíchxuanparis@yahoo.com