WORLD CUP và chuyện bất ngờ của đội Pháp
                                                                Bích  Xuân
 

                                                                 Đội tuyển Pháp

World Cup, Giải Túc Cầu Thế Giới lần thứ 19 tại Nam Phi với những trận thư hùng quyết liệt của các đội banh đã diễn ra trên sân cỏ từ ngày thứ sáu 11-6-2010 đến nay. Lần lượt các đội tuyển xách gói trở về một cách thầm lặng, không kèn, không trống. Kể từ trận thi đấu khai mạc cho đến hôm nay, người viết cứ chằm hăm mắt vào truyền hình. Những màn chuyền, đá, rồi nhảy cao, đá gót. Trái banh thì tinh quái như một gã phù thủy tinh nghịch. Lúc bay trái, lúc lộn phải, khi cần chui vô lưới thì nó đập cánh lên trời, chẳng biết đâu mà lường...

Mỗi đội banh mỗi chiến lược khác nhau, nghệ thuật như Brasil, bê tông cốt sắt, lắt léo như Ý, còn Đức thì sở trường sút xa v.v… Người xem hào hứng, mắt như dính luôn trên TV, bởi những pha quay chậm nhiều đường banh đẹp làm sao, và thật sống động khi đạo quân của Argentin tấn công đối thủ như bão táp.

Người viết vốn mê đá banh, nhưng ngồi nhà mà xem một mình buồn lắm dầu ở nhà mát mẻ, tiện nghi, nên vẫn lội ra công trường, nơi có màn ảnh đại vĩ tuyến, hoặc đến quán rượu có lô-tô, cá ngựa để hò hét. Người ra, vô tấp nập, ồn ào. Dân coi đá banh tại các điểm này có hai loại: Một là coi đá banh giết thời gian, hai là dân ghiền túc cầu, những người này thuộc  làu làu cả ngày tháng năm sinh của các cầu thủ.

Tại các tiệm lô-tô người ta mua cá độ đá banh nườm nượp. Cá độ ngựa ế ẩm. Mua độ bá banh 100 euro, trúng được 320 Euro. Cá độ đá banh hào hứng hơn cá độ đua ngựa.

Người xứ nào thì ủng hộ đội banh xứ đó. Dân Mít ở Tây sau khi đội Pháp bị loại quay sang ủng hộ đội túc cầu Á châu như Nhật, Đại Hàn… Mùa World Cup chỉ có các quán bán lô-tô là đông khách vì có bán rượu. Nhà hàng  nhỏ ở Pháp ít để TV vì để TV phải đóng thuế nhiều hơn,  nên vắng hoe.
Dân hâm mộ xem đội áo xanh Pháp đưa banh mà mặt mũi xụi lơ. Cầu thủ Pháp đá quờ quạng,  gần như không muốn đá khiến  dân Pháp thất vọng. Dầu ủng hộ đội nhà nhưng thấy Pháp đá đã nắm chắc phần... thua!

Cầu thủ gạo cội Ribery sút mấy lần không vô lưới. Đá không được thì... bắn chim chứ  chứ không  chuyền banh cho cầu thủ khác.
Đội tuyển Pháp dựa vào một số cầu thủ của World Cup năm 1998 như: Franck Ribery, William Gallas, Patrick Evira, Thierry Henry và Nicolas Anelka, vẫn tương đối còn phong độ với độ tuổi khoảng 28- 30. World Cup lần này, họ muốn tặng cho chính họ món quà cuối cùng của đời thể thao, 

(Mất mát nhiều nhất chính là những cổ động viên đội tuyển Pháp)
nhưng không ngờ, phút cuối có những vấn đề trong nội bộ nên họ lầm lũi đi về trong tủi nhục.

 Sự kiện cầu thủ gạo cội Nicolas Anelka dùng những lời thô tục  để chửi huấn luyện viên Raymond Domenech trong phòng thay áo, ngay tức khắc bị đuổi về nước (trước khi đội Pháp bị loại) và dẫn đến việc những tấm hình quảng cáo của Nicolas Anelka khắp nơi trên nước Pháp bị thâu hồi, hủy bỏ...

Bà Bộ trưởng Y Tế và Thể Thao Roselyne Bachelot qua Nam Phi để khuyến khích đội nhà, nhưng không giải quyết được gì, chỉ nói một câu «…Thế hệ trẻ  của nước Pháp phải chịu nhục nhã vì những hành động thiếu suy nghĩ của các anh».

Khi  trở về Pháp, bà đòi chủ tịch Liên đoàn Túc Cầu Pháp Jean- Pierre Escalette phải từ chức, nhưng Liên đoàn Túc Cầu vốn tự trị, họ phản bác lại và bà bộ trưởng Roselyne Bachelot cũng bị giới báo chí lên tiếng. Tổng thống Sarkozy phải đích thân can thiệp, đòi tổ chức đại hội Liên đoàn Túc Cầu để cứu xét lại vụ này nhằm phục hồi danh dự nước Pháp.

Trước màn ảnh, thế giới nhìn thấy một đội quân vô kỷ luật, không có tinh thần thể thao, không có tinh thần đồng đội… làm nhục nhã nước nhà. Rồi đến chuyện ông huấn luyện viên của đội Pháp không chịu bắt tay với huấn luyện viên đối thủ người Nam Phi. Ông huấn luyện viên Pháp ghét ông Carlos Alberto Parreira vì đã từng mỉa mai: Pháp đến được Nam Phi là nhờ bàn tay trái của Thierry Henry. Không biết ông Domenech nói gì mà thấy ông Carlos Alberto tức tối kéo xệ áo vét của ông Domenech. Hình ảnh này được                                                                                                       (Căng thẳng )
chiếu đi chiếu lại trên tivi nhiều lần. Những  sự kiện này làm người ta nhớ lại cái húc đầu của cầu thủ Zidane vào ngực của cầu thủ Ý năm nào, cũng bởi một câu nói khích tướng của cầu thủ này.
                                                          
Đội Pháp thua khiến giới hâm mộ  Pháp bực bội chào đón làm cảnh sát phải sốt vó tăng cường bảo vệ tại phi trường. Các cầu thủ Pháp tuyên bố họ sẽ không nhận số tiền 7 triệu euro của FIFA cho các cầu thủ mà sẽ bỏ vào Liên Đoàn Túc Cầu Pháp. (32 đội tuyển vào World Cup, thắng hay bại, mỗi đội cũng đều nhận được tiền thưởng 7 triệu của FIFA, nếu thắng, sẽ được tặng thêm 1 triệu rưỡi nữa.)

Người ta bình rằng ông huấn luyện viên đội tuyển Pháp Raymond Domenech chỉ đủ sức làm một huấn luyện viên phụ mà thôi, vì ông không có tầm nhìn chiến lược  để áp dụng đấu pháp thích ứng nhưng ông Chủ tịch Liên Đoàn Túc Cầu Pháp thì muốn giữ ông Raymond Domenech. Liên Đoàn Túc Cầu  có quyền tự quyết, không ai có quyền xía vô kể cả… chính phủ.

Người ta cũng bất bình ông HLV đội Pháp, vì ông không thích người da trắng gốc như… Zidane, mặc dầu Zidane gốc Algerie nhưng sinh tại Pháp. Ông HLV chỉ chọn cầu thủ da màu, khi xem đội pháp và đội Nam Phi nếu không có màu áo xanh thì khó mà phân biệt cầu thủ nào là đội của Phi châu.

Ông Raymond Domenech và Zidane hiềm khích đến mức không bao giờ chào hỏi nhau. Ông HLV Raymond Domenech gốc Do Thái, và trong đội tuyển Pháp, bác sĩ, người đấm bóp tay chân cho các cầu thủ  đều gốc Do Thái. Báo chí nước ngoài có nói về chuyện này, nhưng báo Pháp thì im re.

Sau khi đoàn áo xanh trở về, báo chí hỏi ai đã nghe câu chửi của Nicolas Anelka, các cầu thủ  đều nói không ai nghe.  Lúc ở Nam Phi, Henrry hứa về Pháp sẽ nói cho nghe chuyện này, nhưng sau đó thì giữ im lặng. Hỏi nhà báo, nhà báo nói có người phôn mách Nicolas Anelka đã nói. Cuối cùng không ai biết là  ai  gọi. Còn Nicolas Anelka thì… biến đâu mất. Câu chuyện vẫn còn trong bí mật…                  (Ngẩn ngơ, thất vọng...)

Chuyện nội bộ lình xình

Henrry  33 tuổi đang là đội trưởng của đội tuyển Pháp, Nicolas Anelka là phó. Trước ngày ra sân cỏ, ông HLV đã truất phế Henrry, chức đội trưởng giao cho cầu thủ Patrice Evra. Ai ở vị trí nào đã quen vị trí đó, thay đổi chiến lược thình lình khiến Henrry và Nicolas Anelka cũng bất ngờ. Trận đầu tiên đá với Mexico, Henrry ngồi chầu rìa bên trong nhìn ra sân cỏ, gần hạ màn ở cuối hiệp đấu Henrry mới được ra sân. Người ta thấy Henrry và Nicolas Anelka đá ở trận thứ nhì, nhưng lúc này thì đội tuyển Pháp chia ra... ba nhóm: nhóm của Patrice Evra, nhóm của Nicolas Anelka, và nhóm của Henrry, nhóm nào thì đưa banh cho nhóm đó, không đưa qua nhóm khác. Chiến lược và vị trí thay đổi nên đội Pháp đá mà gần như tan hàng rã đám.



(Chuyện nội bộ đội tuyển được báo chí khai thác rùm beng)

Thời hoàng kim của nước Pháp là từ 1984-1998.  Kể từ sau trận World Cup 1998, những cầu thủ Pháp nổi tiếng để lại trong lòng người mến mộ những thất vọng và xấu hổ  như cái húc đầu của danh thủ Zidane, rồi Henrry dùng tay hất banh (Henrry đã 4 lần đá cho World Cup, ghi bàn 50 trái, trong khi Zidane và Platini chỉ dự 2 lần World Cup). Vẫn biết rằng các cầu thủ gạo cội lãnh luơng cao ngất (từ 800 ngàn đến 1 triệu euro/tháng) đời sống họ giàu có và sống bằng đá mướn, họ chẳng cần đến sự huấn luyện của ông Raymond Domenech, nhưng họ cần có kỷ luật và đạo đức. Liệu ai có can đảm sử dụng những con người như vậy nữa không?

                                                                               Bích Xuân



                                           Bích Xuân

Những trận đấu thành công của Pháp
-Champion du Monde 1998
- Champion d'Europe 1984 et 2000
- Coupe intercontinentale des Nations 1985
- Coupe des Conferations 2001 et 2003
- Champion Olympique 1984