
Nghề
Làm
Fromage
Bích Xuân (và hình ảnh)
Vừa
đến vùng quê Normandie đã nghe
mùi hương đồng ruộng, như cung đàn bắt
nhịp dễ tạo cảm xúc. Lá rơi làm nhẹ
bước chân người đi, như níu chân
người lại khi nghe tiếng chim tung cánh bay vút
lên. Miền quê, trong
khí trời êm dịu, ẩm ướt hơi sương nhòe
sắc mờ hoa giữa đồng quê bát
ngát. Gió âm thầm luồn lách
lặng lẽ, lá bỗng chập chờn lay động trong khoảnh khắc.
Lá ngàn năm vẫn
xào xạc gió, còn gió
thì lạc vào không gian vô
tận…Đập vào cảm giác là
hình ảnh, hoa lá cây cỏ xinh tươi,
tiếng nước chảy bên mương. Đây là
nơi hạnh phúc, đẹp nhất. Cảnh níu lại, cảm
xúc níu lại. Một lần nữa tô
đậm thêm một lần nữa cảm giác
tròn bước đi …
Hôm
nay, xin gởi đến quí độc giả món
ăn…vật chất là món phó
mát Camembert.
Có người thích phó mát,
hiệu Con Bò Cười, loại này vừa ít mặn
vừa thơm
mùi sữa, dễ ăn. Số người thường dùng loại
phó mát nặng mùi hơn thì không thích Con Bò Cười, vì
cho là mùi vị chưa đủ đậm đà.
Có dịp, bạn
đến thăm nông trại phó mát Camembert
tại vùng Camembert, bạn sẽ được
chủ nhân mời nếm đủ loại món phó
mát, uống rượu chát và nghe họ
nói về
và cách làm phó
mát. Nếu không tìm hiểu thì
chẳng bao giờ « thấm thía »
mùi vị của miếng phó mát Camembert.
Bạn thử tưởng tượng, miếng
Camembert có tí mùi vị
nước…mắm, ai ăn quen sẽ đâm ghiền. Phó
mát
Camembert mà bạn vừa có cảm giác, cũng
như người ngoại quốc ngại ngùng
khi ngửi mùi nước mắm vậy !
Phải
qua những con đường làng nhỏ để đến làng
Camembert. Một làng tổng cộng
chỉ có 201 người, với diện tích khoảng 1000 mẫu
đất (tây), tính trung
bình, mỗi mét vuông có 19
người ở. Càng đi, đất làng càng rộng,
nhà
càng thưa, đường càng vắng. Xe chạy
trên con đường đầy đặc cây cỏ hai
bên, nhưng không có vẻ âm u...
cũng có những con đường trần trụi đất
ướt khô. Chưa đến thị xã Camembert mà
tôi đã bị lạc đường. Dừng xe, vào
gõ cửa một ngôi nhà nông
dân để hỏi đường. Ông nông dân
rắn chắc, khỏe
mạnh in đậm trên thân thể, mở cưả với nụ cười niềm
nở. Ông nhìn tôi như
« cố tìm hiểu » . Ông khoảng
chừng năm mươi tuổi mà đã có
mái tóc «
muối tiêu ». Ông nói : từ
đây đến chỗ nông trại làm phó
mát 38 cây số
lận, đường ngoằn ngèo khó đi lắm !
Cô em biết uống rượu chát không ?
Uống với « qua » một chén rồi
« qua » sẽ đưa cô em đi. Tôi
cười, bây
giờ tôi mới có nụ cười yên
tâm. Được mời « chén rượu lưu linh
» như
thấy xanh cả chân trời tím, trắng cả
chân trời đá. Mái tóc bạc
của ông
ẩn hiện dưới nắng quê vừa hoang sơ vừa man dại… Ui
! chưa chi mà đã tận
cùng cảm xúc rồi, nhưng có người dẫn
đường thì còn lo gì ! Cảm ơn
ông
nông dân tốt bụng.
Camembert
là tên một làng bé nhỏ thuộc
tỉnh Normandie, ở về phía Tây Paris.
Làng
này nằm cheo leo trên một ngọn đồi phì
nhiêu bên cạnh dòng
sông Viette
nhiều cá. (Trong hồ sơ lưu trữ của nhà thờ
vào thế kỷ 16, người ta đã
tìm thấy tên làng này).
Trước năm 1066, trong làng, một người Pháp
tên
“Mambert” có vùng đất rộng
lớn mang tên “Champ de Mambert. Sau này,
người ta gọi tắt là “Camembert”. Trong
làng, những ngôi nhà dân ở,
xây
chung quanh một nhà thờ nằm ngay giữa làng.
Đến nơi, nhìn chung,
cuộc sống những nhà sản xuất phó mát,
cuộc đời họ gắn liền với…đàn bò
như là hình với bóng. Đàn
bò cũng là một tài sản của gia
đình họ. Thăm
một gia đình làm nghề phó
mát cổ truyền làm bằng tay, cha truyền con
nối mới biết những phương pháp chế tạo phó
mát (có vỏ dày) là
công việc
khá cực nhọc…Phó mát
Camembert là một loại phó mát được
nhiều người
biết đến tại Pháp cũng như ở khắp nơi. Không ai
có thể dửng dưng, hoặc
ưa, hoặc không ưa, nhưng không thể, không
đặt cho phó mát này một chỗ
đứng đặc biệt trong các loại phó mát (
có khoảng 370 loại phó mát).
Sữa,
vẫn là thành phần chính yếu của sự chế
tạo phó mát Camembert. Để tôn
trọng qui ước và truyền thống, sữa được xử dụng phải
là sữa vùng
Normandie. Đây là sữa sống, sữa này
không bao giờ hấp quá 37 độ C
(khoảng 114,độ F). Sữa sống của bò cái
còn nguyên chất được đổ vào
những chậu lớn để làm cho sữa đặc lại, sau đó
thành một chất bột ướt,
đem ép chín. Tùy theo nơi theo sản
xuất, người ta thêm ít nhiều chất
présure. Sau đem đổ vào khuôn.
Phó mát đã có
hình dáng cố định lấy từ
khuôn ra, người ta phủ lên nó một lớp
muối mỏng. Lớp này từ từ biến
thành một lớp vỏ mềm, mốc trắng, đó là
pénicillium candidum.
Trong
thời gian làm tăng vị, những bánh phó
mát được lật lên nhiều lần. Mỗi
lần lật lên phết nước muối rồi để khô. Phải phết
nước muối năm lần. Sau
năm lần lọc, phó mát mới được săn lại.
Đây là loại phó mát
không có lỗ
hổng. Thời gian làm tăng vị cũng chính
là thời gian làm cho phó
mát
“chín mùi”. Ngày
thứ ba, những bánh phó mát được đem để
dưới hầm ở
nhiệt độ giữa 10 và 14độ C trong 12 ngày để tăng
thêm vị, sau đó người
ta đóng bao bì và giữ lại 4
ngày ở nhiệt độ 9 độ C trước khi tung ra
thị trường. Phó mát được săn sóc rất
kỹ ở trong hầm, sự săn sóc trên vỏ
của phó mát ảnh hưởng rất nhiều đến
tính chất ở trong của nó. 2 lít sữa
và thời gian 3 tuần mới có miếng Camembert 250gr
mà bạn thấy để trong
hộp bán ở tiệm. (phó mát
tròn 35 ký, cần 400 lít sữa). Khoảng
thời gian
ngon nhất để nếm phó mát, từ tháng tư
cho đến tháng tám. Món phó
mát
này để ở ngòai tủ lạnh, trong ruột, mềm, dẻo,
chảy tan ra, ăn mới “thấm
thía” mùi vị của nó.
Camembert để trong tủ lạnh thì không được mềm. Để
Camembert ngoài, hay trong tùy thích
của mỗi người.
Cũng
nên nói thêm, người sản xuất
phó mát rất cần loại bò đặc biệt cho
nhiều
sữa, và thịt ngon là loại bò gốc
Normandie, rất thích hợp cho sự chăn
nuôi ngòai trời, trong những vùng
khí hậu biển. Loại bò đặc biệt này, ở
rải rác nhiều nơi, có tất cả khoảng 2 triệu con,
trong đó có 800.000
con cái. Loại bò này, đã
bán đi khắp nơi, đặt biệt là những nước
vùng
nam Mỹ và Aâu châu. Loại
bò cái sống rất lâu lại sanh con nhiều,
tương
đối nuôi dễ, không lì (1,50m chiều cao,
cân nặng từ 750 đến 900 kg) Có
bộ lông ba màu, màu đen,
vàng hung và trắng đục. Bụng và đầu
luôn luôn
trắng với những đốm màu nhỏ, bò này
được gây giống từ 1883. Mỗi năm,
một con bò cái cho 6.200 ký sữa, chất
bổ 4,37 %, chất đạm 3,39%, chất
béo caséine… Loại sữa này
luôn luôn bán cao hơn giá
bình thường. Đa số
những thịt bò bán trên thị trường
là thịt bò cái sau khi đã
hết sữa,
được nuôi cho mập lên rồi mớí
làm thịt. Nói về sữa, người ta thường
liên tưởng tới sữa bò mà đôi
khi quên đi còn có những thứ sữa
khác như
sữa trừu, dê, lạc đà, và sữa
trâu. Nhưng uống ngon vẫn
là sữa bò. Loại phó mát
làm bằng sữa trừu vẫn được nhiều người ưa thích
về vị đậm đà của nó. Người ta sản xuất từ sữa,
thành « bơ », và một số
mặt hàng thực phẩm khác, bào chế thuốc
tây cũng cần đến sữa. Con bò cái
cũng là con vật “thiêng
liêng” đối với Aán Độ giáo.
Trong huyền thoại
Hy Lạp, một thiên thần phạm lỗi cũng bị biến thành
con bò cái trắng.
Biểu
tượng phó mát Camembert là một người
đàn bà làm nông trại tại
Normandie
tên là Marie Harel. Vào năm 1791,
bà đã chế tạo ra một lọai phó
mát
“cách mạng” được đặt bằng tên
làng là Camenbert. Vào cuối thế kỷ 19
nước Pháp phát triển hệ thống giao
thông, đường sắt, đường thủy…Nhiều
thị trường được mở rộng ra. Các nhà sản xuất
phó mát vùng Normandie lợi
dụng cơ hội này để phát triển. Một vấn đề quan
trọng đặt ra : Làm sao
cất giữ và chuyên chở loại phó
mát này ? Đến năm 1890, kỷ sư Ridel đề
nghị dùng một hộp mỏng, bằng gỗ nhẹ, ít tốn
kém. Giải pháp này được đa
số các nhà sản xuất chấp nhận, vì thế
phó mát Camembert đã đi chinh
phục khắp nơi. Chuyện sản xuất phó mát tại
vùng Camembert cũng có nhiều
sự tranh chấp giữa hai nhóm. Nhóm thứ nhất, muốn
bảo vệ vị phó mát này
nên tiếp tục sản xuất bằng phương pháp cổ
điển,(làm bằng tay). Nhóm thứ
hai, muốn kỹ nghệ hóa tối đa để đáp ứng nhu cầu
thị trường, càng ngày
càng gia tăng. Kết luận, trường phái
nào muốn làm sao thì làm
nhưng
không để mất mùi vị đặc biệt cổ truyền của
nó. Hiện giờ tại vùng
Normandie chỉ còn 10 cơ sở chế tạo phó
mát Camembert.
Xách
một gỉo phó mát, đủ loại, và mớ
trái cây vườn, từ trong nông trại rảo
bước ra xe mà vẫn còn nghe mùi
phó mát từ trong bay ra, làm cho
mình
cảm thấy khát nước. Con đường quanh co ra xa lộ trải
dài xanh ngút,
sương chiều thành lớp mờ xa xa, tiếng vịt trời đâu
đó vang lên trong
chiều thật êm đềm. Tôi mong cho mau trở về
nhà, tắm một mách cho khỏe
vì cả ngày « lặn lội » đường
xa đã « thấm thiá»
vị mệt.
Gởi đến bạn miếng Camenbert với « chén rượu lưu
ly» màu nho thơm ngọt. Chúc bạn những
bữa ăn thật ngon, vui vẻ…
Bích Xuân
|