LỄ HỘI ÂM NHẠC TẠI PARIS
Bích Xuân  (và hình ảnh)


Paris đã bắt đầu vào mùa hè, hôm nay, khắp mọi nơi trên nước Pháp tổ chức ngày Hội Âm Nhạc năm thư 26. Những buổi trình diễn ca hát ngòai trời cũng như bên trong hội trường đều miễn phí. Lễ Âm Nhạc ngày 21-6, bắt đầu vào buổi chiều cho đến suốt đêm. Chỉ một một vé métro, đi được cả xe bus, xe điện ngầm trong ngày 21-6 qua đến 7 giờ sáng hôm sau.
Các thị xã làm sân khấu lộ thiên, có ca sĩ nổi tiếng đến trình diễn để dâu cư địa phương đến xem. Tại Paris, ngoài số ca sĩ nổi tiếng còn có thêm các ca sĩ nổi tiếng ở các nước đến trình diễn. Ngày Hội Âm Nhạc mỗi góc phố, đường đi, góc cạnh nào cũng nghe được tiếng trống, tiếng đàn trẻ trung vang lại, lòng khách thật rộn rã, nhìn đâu cũng thấy không khí nhộn nhịp tưng bừng.. .

Ngày Hội Âm Nhạc Pháp đầu tiên được chính thức được khai mạc ngày 21-6-1982. Người có sáng kiến này là một người Pháp ông Jack Lang Trưởng Văn Hóa cũng là giám đốc về âm nhạc dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Francois Mitterrand (1981-1988).Ôâng hằng mơ ước làm sao để mọi người có cơ hội xuống đường cùng nghe nhạc và nhảy múa “Hãy vui chơi, nhân dịp Lễ Âm Nhạc”, không có vẻ là một sự hô hào thúc giục, nhưng đã trở nên một “khẩu hiệu”, được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng, nhất là những nghệ sĩ nhà nghề, giới báo chí, truyền thanh, truyền hình, kế đến là những nghệ sĩ tài tử nghiệp dư, có chỗ đứng đồng đều theo kiểu trăm hoa đua nở, họ có cơ hội phát triển và biểu diễn đủ loại âm nhạc: Rock, Jazz, cổ điển, dân ca cũng như những như những âm nhạc có trình độ cao.
Lễ Âm Nhạc đã trở nên một “hiện tượng xã hội” (bưu điện đã ấn hành một lọai tem với chủ đề Lễ Âm Nhạc 1998). Lễ Aâm Nhạc đã mở đường cho một số khuynh hướng mới về âm nhạc, tạo những hình thức mới cho Dân ca truyền thống, cũng như nhạc rap techno, carnaval . Lễ Aâm Nhạc cũng đã phát triển tại San Francisco, New-York. Manille, Brésil và nhiều nước ở Phi Châu. Lễ Hội Âm nhạc lan rộng ra hơn một trăm quốc gia trên toàn thế giới trở thành World Music Day.

 Mùa Hội Âm Nhạc năm nay; tại Paris ngoài những Hội đoàn người Á Châu tổ chức những nơi công cộng, cá nhân cũng có nhiều người tổ chức vui chơi tại nhà riêng. Tư gia của anh Thống và Vivianne, đón tiếp tám mươi người bạn đến chung vui trong ngày Lễ Âm Nhạc, các chị đội mũ Cowboy nhảy điệu Country của Mỹ. Âm Nhạc là niềm vui tươi lành mạnh đến với tất cả mọi người. 

Mấy năm gần đây giới văn nghệ tại Paris không ai xa lạ cái tên Quách Vĩnh Thiện. Anh là một nhạc sĩ năng động và nhiều đam mê, anh đã có những buổi trình diễn ca nhạc giới thiệu những ca khúc do anh sáng tác. Quách Vĩnh Thiện không phải bây giờ mới sáng tác mà đã là nhạc sĩ khi còn trẻ ở VN. Năm nay, anh Thiện cũng đóng góp trong ngày Lễ âm Nhạc, buổi văn nghệ với chủ đề Kim Vân Kiều, tại quận 17 Paris. Với 3254 câu thơ của thi hào Nguyễn Du, do Quách Vĩnh Thiện phổ thành nhạc với 77 bài hát…Phần thuyết trình hôm ấy: nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên tác giả “Trăng Mờ Bên Suối” Lê Trạch Lựu “Em Tôi”, giáo sư Nguyễn Đăng Trúc và bác sĩ Nguyễn Bá Hậu… Phần văn nghệ do các nghệ sĩ địa phương trình diễn: Quỳnh Hạnh, Tố Liên, Kim Thu, Ngọc Châu, Vương Quân Lệ, Ngọc Xuân, Thúy Hằng, giới thiệu chương trình Đỗ Bình…
Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện nói về cảm giác khi sáng tác 3254 câu thơ Kim Vân Kiều của Nguyễn Du là một sự tình cờ. Bây giờ nhìn lại, anh như đang nằm mơ không phải là sự thật với 3254 câu thơ đã thành nhạc. Trước khi sáng tác, anh đọc đi, đọc lại 3 lần Kim Vân Kiều, bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu Truyện Kiều, sau đó trích ra 77 đoạn, chọn tên cho bài nhạc. Bắt đầu viết nhạc từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối cả những ngày cuối tuần, ngày lễ…. Hòa âm từ năm 2005, đến cuối tháng Février 2009 mới hoàn tất.
Cảm hứng phổ thơ Nguyễn Du thành nhạc là khi anh đọc lại tập truyện Kim Vân Kiều mà thời Trung học anh ít khi đọc. Khi đọc, anh cảm thấy thấm thía hợp với tâm trạng mình nhất là câu « Sống nhờ đất khách thác chôn quê người » Anh sáng tác 77 bài nhạc trong 4 năm. Bốn năm cảm hứng để sáng tác như một giấc mơ…nên việc khen chê đối với anh không là vấn đề nữa. Vấn đề là đã làm được một việc mà mình mong nuốn.

Một nhóm nhạc trẻ, trình diễn tại một cửa tiệm café trước cửa métro, năm nào tới lễ Hội Âm Nhạc ban nhạc trẻ cũng đóng đô ở đây. Người viết đã xem họ trình diễn hồi năm ngoái, không biết năm này họ có thay đổi cách hát của họ không ? Khách đi đươnøg hiếu kỳ đứng lại coi rất đông. (Có hai xe cảnh sát đậu gần đó) Đám đông là khán giả có kẻ ngồi, ngươi đứng, nằm lăn dưới đất tóc tai bù xù, quần áo như dân « buị đời » dưới ánh đèn nhìn họ như đang “phê”. Trên “sân khấu”, nghệ sĩ tóc dài, vừa đàn, vừa trống, họ rên rỉ, hét, ú ớ , rung đầu, lắc cổ, thân hình lắc lư như người lên đồng.. Điều lạ lùng, một số khán giả đứng nghe, (đa số là đàn ông), tóc cũng để dài bù xù chấm vai, họ cũng lắc đầu, lắc cổ như đang bị ma nhập. Tiếng “hét” phát ra từ trong máy phóng thanh của ba ông nhạc sĩ tóc dài, người xiêu xiêu, vẹo vẹo, điên cuồng theo tiếng nhạc. Khán giả không nghe tiếng ca, mà chỉ nghe họ hét. Không biết những người này ở đâu tới, theo trường phái nào mà họ lập dị quá đi ! Lần đầu tiên người viết xem một buổi nhạc trẻ trung thật lạ đời, không hát một lời mà chỉ hét,và rên rỉ từ đầu cho đến cuối, và số khán giả cũng đặc biệt, họ cũng ú ớ, rên rỉ, la hét theo. Điệu nhạc sao mà nghe nặng nề quá, như lùng bùng hai bên tai, bắt đầu cảm thấy nhức đầu, người viết đi nơi khác.
Năm nay không thấy Tổng hội sinh viên Paris tổ chức. Người viết ghé vào cư xá đại học quốc tế (khu cité), nghe những ca sĩ gốc Ý hát nhạc Opéra với giọng cao, thanh trong. Họ hát thật, không cần âm thanh. Trong phòng rộng lớn tiếng ca do bốn bức tường dội lại nghe rõ tiếng ngân. Lối ca thể hiện trên gương mặt, nhiều vết nhăn, lông mày giãn ra, cau laị…giọng ca tỏa ra sức quyến rũ mãnh liệt, lần đầu tiên người viết bị “hớp hồn” nghe mà không biết chán, mặc dầu không hiểu lời. Sau đó, người viết « chạy » đến một khu biệt lập của người Tây Ban Nha xem họ nhảy những vũ điệu truyền thống…Một ngày cho Lễ Âm Nhạc nên các nhạc sĩ, cũng như vũ công có những gì mới lạ, trình diễn cho khán giả thưởng thức.
Một ngày với Hội Lễ Âm Nhạc, người viết đi lung tung, nơi này đến nơi khác hơn 3 giờ sáng mới về đến nhà. Mệt đừ…mà còn tiếc những nơi mình chưa xem được. Một ngày như chạy “show” nhiều lần trong những địa diểm khác nhau làm sao không mệt !


Bích Xuân