về lại trang chính                  
 
https://www.youtube.com/user/Nguoibenhepho/videos
http://www.dailymotion.com/bichxuanparis
 


Agnes Szavay (Hongrie)

Mùa hè đã đến, Âu châu nhộn nhịp với các  giải thể thao như  bóng đá (giải vô địch châu Âu), đua xe, tennis… Riêng về Paris, giải vô địch tennis thế giới tại sân vận động Roland Garros làm không khí mùa hè nhộn nhịp hẳn lên. Các fan khắp Âu châu đổ về cổ động cho thần tượng của mình.

Ngày thường đã kẹt xe, những ngày thi đấu quần vợt, càng kẹt xe nhiều hơn. Khách đi coi phải đậu xe ngoài thành phố, rồi đi bus hoặc xe điện ngầm. Nơi vào cửa sân vận động Roland Garros chỉ cách đường hầm métro Auteuil 500 thước. Sân vận động có rất nhiều cửa vào, nên các phương tiện giao thông công cộng rất tiện, nhất là đến đây bằng métro, hoặc xe bus. Xe ca đưa rước (miễn phí) đậu trước cửa métro để đưa đón khách từ trạm xe đến sân vận động.



Đường hầm Metro Auteuil gần sân Roland Garros


Mấy ngày nay trời thật nóng, người viết đi tới đi lui trong sân vận động, tìm bóng mát trong các cửa hàng mà vẫn cảm thấy mồ hôi chảy dài xuống lưng, huống gì là các cô cậu làm việc trong sân này. Điều mơ ước các cô cậu là nghe thời tiết báo... sẽ có mưa.

Hơn 400 hướng dẫn viên trẻ tuổi làm việc tại sân vận động trong mùa thể thao, một số tiếp viên đứng trước cửa lối vào hàng ghế ngồi của khách, hầu hết là các sinh viên tuổi từ 18 đến 22. Họ làm việc 12 tiếng mỗi ngày, trong đó được nghỉ 1 giờ ăn trưa và 15 phút lúc 16 giờ. Kỷ luật khắt khe, không được nghe điện thoại riêng, không được ngồi, không được uống cà phê, không mang kính râm, không đội mũ, không được rời chỗ trong lúc kiểm soát vé… Mấy cô cậu đứng 6 tiếng dưới cái nắng hừng hực đen đỏ cả mặt. Các cô nói thật kinh khủng khi làm việc trong mùa giải vô địch tennis, làm nhiều giờ, mệt vì nóng, nhưng muốn có số tiền đi nghỉ hè nên phải gồng mình trong mười lăm ngày ở đây.
Chủ Nhật vừa qua, xa lộ vắng xe, nhà hàng thưa khách. Người yêu thích môn tennis không đến vận động trường thì ở nhà xem tivi, ai cũng muốn xem cầu thủ số một của Pháp là Gael Monfils đấu với David Ferrer người Mỹ ở hiệp thứ tám. Người Á châu thì thích tụ họp tại các quán xem màn ảnh lớn, lý thú khi vừa xem vừa bình luận. Có người nói thích xem nữ cầu thủ thi đấu, mát mắt vì vẻ đẹp cơ thể của họ thu hút với đôi chân dài, da ngăm rắn chắc, gợi cảm quyến rũ, sexy với chiếc váy ngắn tối đa khi các cô cong người nhảy cao đỡ banh, thấy cả nội y rất là erotic, không như ở Nga và Mỹ khắt khe hơn, đã từng  có những «búp bê Nga» Kournikova, Ivanovic, Sharapova, Dementieva bị loại bỏ sớm ngay trong vòng đầu của giải đấu vì thế giới đã thấy quần lót của họ.
Các cầu thủ nữ năm nay đa số mặc váy ngắn hết cỡ. Nữ cầu thủ Nga, cô nào cũng xinh đẹp, cao ráo, có cô 1.88m, váy thật ngắn. Tuy nhiên cũng có nhiều cầu thủ nữ quá lạm dụng nên bị ban giám khảo buộc tội và trừng phạt.



Vikas

Người viết hỏi người đàn ông Á châu, gốc Lào không biết nói tiếng Việt ngồi uống càphê bàn bên cạnh: Ông có mê môn tennis không? Ông nói: Lúc xưa mê ghê lắm, bây giờ chỉ xem cho vui thôi. Hỏi tại sao bây giờ hết mê thì ông nói tennis bây giờ không như thời của Borg và Evert, (Borg gốc Thụy Điển) với lối đánh có kỹ thuật, nhẹ nhàng, 6 lần chiếm giải Roland Garros Paris và 5 lần chiếm giải vô địch ở Anh. Bây giờ các tay vợt đánh mạnh, tấn công đối thủ bằng sức mạnh của đôi tay để đối thủ không đỡ kịp, nên xem không còn hồi hộp, hấp dẫn…

Giải vô địch Tennis Roland Garros Paris 2011 chào đón các tay quần vợt nổi tiếng từ các nơi trên thế giới đến. Bảy mươi lăm chuyên viên bảo trì tất cả các sân tennis, bắt đầu từ tháng Mười Một đến tháng Tư, 12 người túc trực làm việc  trong sân vận động trong 6 tháng đến một năm. Sân vận động Roland Garros chia làm nhiều khu, khu thể thao dành cho những người bị khuyết tật, khu tennis cho trẻ em, khu để các thí sinh dự thi tập dợt, khu viện bảo tàng dành riêng về quần vợt đầy đủ những hình ảnh những cuộc thi đấu khắp nơi trên thế giới. Bên trong cổng số 13 là nơi cất giữ những đồ vật mà khách  bỏ quên hoặc đánh rơi. Khu giải trí có 500 chỗ ngồi cho khách giải khát. Có màn ảnh lớn 28 mét vuông để theo dõi những trận đấu chung kết. Bầu không khí thật vui nhộn từ 10 giờ sáng đến 7 giờ chiều.

Bên trong thư viện, trưng bày hình ảnh của những tay vợt đoạt giải vô địch thế giới, ngoài ra còn có 20 bàn để 80 màn ảnh lớn và 20 màn ảnh nhỏ, để khách muốn coi trực tiếp các trận đấu ở ngoài. Nhưng chỉ có một số người coi, ai cũng muốn coi bên ngoài.
Trọng tài các nước khác tham dự là 300 người. Mỗi ngày có 2 trọng tài chánh ngồi trên cao kiểm soát các trận đấu. Các “vị” khác trông nom những sân quần vợt phụ. Cứ  60, đến 75 phút thì đổi một trọng tài.

Sự thu hút chính của giải vô địch quần vợt thế giới năm nay là cách chơi tennis với các kiểu đánh banh tự do, không còn qui chế cổ điển gò bó như xưa nữa.

Những thí sinh trong lúc thi đấu, bị ngã, trầy da, chảy máu, có quyền xin trọng tài ngưng đấu để được săn sóc vết thương trong vòng 3 phút, nếu quá 3 phút sẽ bị phạt. Đang lúc dự thi, chân bị gân rút (một lần thì được bỏ qua) lần thứ hai không được dự thi nữa. Mỗi trận đấu, được nghỉ 2 lần, mỗi lần 3 phút.

Roland Garros nhận số tham dự giải quần vợt với tỷ số nam nữ ngang nhau.

Cây vợt rất quan trọng với vận động viên tennis. Hãng Tecnifibre được hợp đồng cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho giải vô địch tại Roland Garros.

Những quả banh được được tuyển chọn để dự thi có 60.000 quả. Mỗi trận đấu, thay 28 quả banh. Những quả banh này sẽ được những người khách say mê môn tennis mua lại sau các trận đấu. Mỗi ngày bán đấu giá 2 quả. Giá bắt đầu 1 euro và có thể lên đến 15 euro. Bán đấu giá những quả banh cũ này được tổ chức bởi ngân hàng BNP. 

Các em trẻ lượm banh được tuyển trong tháng 11 và tháng 3 vừa qua trong 7 tỉnh của nước Pháp. Điều kiện được tuyển tuổi từ 12 đến 16 (trai và gái) phải có sức khỏe và phải có chân trong hội tennis. Những thiếu niên này, không được cận thị, không được mang kính, cũng không được mang lentille (contact lenses), không được cao quá 1,75 m. Mỗi năm có vài ngàn người xin lượm banh cho các trận đấu, nhưng chỉ 2,500 người được chọn lựa, và cuối cùng chỉ nhận 250 người. Công việc lượm banh là một việc làm say mê các cô cậu nhỏ tuổi từ 12 đến 16, vì được dịp gặp các thần tượng của mình. Và trong đầu của các cô cậu nhỏ này, lúc nào cũng mong mình sẽ là ngôi sao sáng trong tương lai về giải quần vợt. 



Các em lượm banh được huấn luyện rất có trách nhiệm


Các cô cậu nhỏ mong sẽ được các tuyển thủ tặng cho những miếng khăn vải băng đầu, quả banh, hay cây vợt để làm kỷ niệm. Nhưng  không được xin chữ ký  của họ trước mắt mọi người. Những em này, nhặt banh từ lúc các tay thi đấu tập dợt, cho đến lúc bắt đầu cuộc thi đấu thật. Các tay chơi quần vợt đôi khi khó tính và có sự đòi hỏi cao mà các em nhặt banh vẫn phải tươi cười.
Môn chơi này của người Pháp có từ thời trung cổ. Năm 1415 bá tước Orléans người Pháp, bị nhốt tù tại Anh hai chục năm. Ông Orléans chơi với trái banh nhỏ thẩy qua, thẩy lại bằng cây vợt gỗ mà lúc ban đầu chưa có lưới. Người Anh chơi theo. Từ đó môn Tennis được sinh ra đời bên Anh vào giữa thời gian năm 1858 và 1870, và giải quần vợt vô địch quốc tế có tên Wimbledon đầu tiên được tổ chức vào năm 1877.  Kể từ đó đến nay, giải vô địch thế giới về môn quần vợt, được mọi người biết đến ở các  giải:
Wimbledom, (Anh), Davis (Mỹ), Roland Garros (Pháp).

Trở lại chuyện của giải Roland Garros tại Paris là một chuyện kể dài dòng. Sân vận động quần vợt này ra đời, và ra đời từ lúc nào, tại sao sân vận động mang tên Roland Garros, và vì sao nơi này trở thành một nơi thi đấu quốc tế? Những người vô địch tại đây đã để lại dấu ấn của họ như thế nào?

Cách đây hơn một thế kỷ, sân vận động tennis Roland Garros có 4 sân lớn để thi đấu, đặc biệt dành cho những tay vợt có ghi tên trong hội tennis của Pháp. Vào năm 1927, bốn người Pháp đoạt được giải vô địch tennis Davis trên đất Mỹ là Jacques Brugnon, Jean Borota, Henri Cochet và René Lacoste. Bốn tay vợt nổi tiếng này làm Roland Garros bắt đầu viết lên trang sử mới. Năm 1928, Paris có một sân vận động quần vợt với diện tích 30,000 mét vuông ở gần cửa vào Paris, vùng Auteuil. (Sân này được mang tên Roland Garros là một phi công về quân sự, chiến đấu nổi tiếng).

Bốn người Pháp thắng giải Davis vô địch quần vợt ở Mỹ, có một người mang tên Lacoste, bây giờ trở thành  tên một thương hiệu nổi tiếng quốc tế về các loại quần áo, giày vớ, kính mắt thể thao…



Từ trái qua: Jacques Brugnon, Henri Cochet, René Lacoste và Jean Borota


Khán đài Roland Garros thu hút, và làm rung động khán giả với những trận đấu quốc tế khác. Nhưng Roland Garros đã có một thời gian ngừng họat động bởi trận Đệ nhị thế chiến (1940-1945). Sau Đệ nhị thế chiến, Roland Garros bắt đầu hoạt động. Nhưng giải quần vợt vô địch thế giới tại Roland Garros có tầm vóc thật sự bắt đầu vào năm 1968, đây cũng là thời kỳ dân chơi quần vợt nhà nghề xuất hiện.

Nhưng sau đó nhân tài quần vợt người Pháp bắt đầu hiếm hoi, giải vô địch của Roland Garros lần lượt rơi vào tay các danh thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Sau đệ nhị thế chiến, người Pháp đoạt giải vô địch thế giới đếm chưa được 10 đầu ngón tay.

Sân vận động Roland Garros đang đón tiếp những tay vợt nổi tiếng lần này. Chờ xem giải vô địch quần vợt thế giới 2011 sẽ vào tay ai, không lẽ, một lần nữa lại vào tay vợt số một thế giới trẻ tuổi nhất là Rafel Nadal (25 tuổi người Tây Ban Nha) đã 5 lần vô địch tại Roland Garros từ  năm 2005, 2006,  2007, 2008, và 2010…

Bích Xuân 
Mùa Tennis Paris 3 June 2011


 Daniela


Fidèle Naniela  



Alona


  Caro

 
Maria

                                              

  Nico


Romana


Rana Kandarr



Anges Sazavay


Alona  Bondaranco