Ý kiến báo chí và văn nghệ sĩ  

                                                                                         
                                                                                      bấm vào           Bích Xuân qua hình ảnh báo chí






 Nhà văn Song Thao
Người thơ thì lại là người của đám đông, người đem lại niềm vui cho cuộc đời. Cái nghịch lý giữa thơ và người là một cái nghịch lý lạ lùng. Bích Xuân là con người đa tài và là một bộ mặt rất nổi trong cộng đồng người Việt tại Paris. Chỉ vài ngày lưu lại Paris mà tôi đã hơn một lần được nghe những lời khen tặng Bích Xuân. Nổi bật hơn cả là tài hát, tài ngâm thơ và tài hò dân ca. Ngoài đời Bích Xuân là con người hoạt bát, vui vẻ, dễ mến (chuyện này thì tôi đã kiểm nghiệm rồi) và được giới văn nghệ người Việt tại Paris coi như một nét xuân thắm của cộng đồng.
Hội Văn Học Nghệ Thuật tại LB Nga
Nhà thơ - nhà văn nữ Bích Xuân được mệnh danh là "người đàn bà xứ Quảng chơi chữ ở Paris". Bích Xuân quê quán Đà Nẵng, sang Pháp định cư từ năm 1978.
Khởi nghiệp bằng nghệ thuật trang điểm. Mãi đến năm 1988, khi nhận được tin mẹ mất ở quê nhà, Bích Xuân mới đến với những con chữ và làm bài thơ đầu tiên. mời quý vị thưởng thức vài bài thơ tình của "người đàn bà xứ Quảng chơi chữ ở Paris"...
   Sổ tay văn nghệ
Cô nhà thơ, nhà văn ‘họ’ “Bích” này khôn quá trời quá đất ! Chàng được nàng tặng… nào là “nỗi nhớ dịu hiền” ( lúc này có lẽ dịu hiền hơn cả chúa Sơn Lâm..), nào là “khóm hoa Dục lạc” ( hổng biết loài hoa này có thiệt hôn, hay hoa tự nghĩ ra, lâu nay chưa nghe bài thơ nào có loài hoa này.. ). Thứ hoa chi lạ rứa, “ban đêm, hương sắc mỹ miều / Ban ngày, thơm lại muôn điều đời anh.” Ngày đầu năm, mồng một Tết, nàng thử đố anh nghĩ xem nàng sẽ tặng anh những của quí, của hiếm ra sao, hẳn anh chào thua nàng (vờ thua thôi nha, để nhận một cái ‘hun’ thắm thiết..Thua, cũng phải thua khôn, chứ bộ ! ).      
 Nhà báo Quang Lê  
    
Bích Xuân  vừa nhà văn vừa ca sống tại Paris, Pháp Quốc.Hầu hết các buổi văn nghệ do người Việt tổ chức đều góp tiếng hát để làm vơi đi phần nàoNiềm thương nhớ xa xôicủa Đồng bào hoàn cảnh phải rời bỏ quê cha đất tổ sống trên đất khách quê người ! ! ! Cũng từ hoàn cảnh Vọng về cố hươngđó Bích Xuân đã sáng tác nhiều bài  thơ, văn  nói lênNổi lòng ngươi đi “. Nghe BX. Hát , ngâm thơ đọc các tác phẩm của BX Phạm Duy viết...
 
Phạm Duy: Vài lời cho Xuân
Một thi sĩ lớn của Việt Nam đã có lần cảm ơn hoa đã vì thi nhân mà nở. Tôi cũng đã có lần hỏi Hoa Xuân rằng ‘Xuân ! Hoa nở vì ai ?’ Rồi khi gặp Bích Xuân lần đầu trong một đêm ca diễn chung ở Paris, tôi biết ngay vì ai mà Xuân đẹp. Đáng lý ra, như người Pháp thường nói.‘Sois belle et tais toi !’ nhưng tôi lại được nghe Xuân hát dân ca, đọc thơ Xuân viết cho Mẹ, cho Chàng, cho nên đối với tôi, Xuân quả là Bích Xuân, một viên ngọc bích..
Nguyệt san Nghệ thuật Canada

  «Trước Khi Mùa Xuân Đến » gồm vọn vẽ 12 truyện ngắn mà trong đó chỉ có 2 truyện : Nửa Đêm Chọc Tức Một Hai Ba Bốn là có thể xếp vào hạng truyện có đôi lúc diễn tả tình yêu xác thể một cách thực tế. Ai cũng phải công nhận là đối với xã hội Việt Nam, sự lột trần xác thể của người đàn bà do một nhà văn phái nữ là một điều cấm kỵ tuyệt đối ; thế mà BX đã bỏ qua một cách dễ dàng, như một sự thử thách ! Về mặt thơ (BX trước hết là một nhà thơ), bài «Con Mèo» trong thi tập «Bây Giờ Em Vui » chẳng hạn là một tỉ dụ thơ khiêu gợi luyến ái không làm sao chối cãi được, nhưng không có gì nhơ bẩn
Ước gì em biến thành mèo,

Để em cào xé leo trèo trên anh ...
vân vân.
Nhà văn Hồ Trường An
 Xuân chỉ có nước da mơn mởn chứ không trắng lắm. Nhưng Xuân không hề sợ bất cứ màu sắc nào, từ màu hồng phấn rực rỡ, màu hồng đào ngọt lịm, màu hoàng yến như nắng tơ vàng, màu hoàng cúc đậm đà cho tới màu lam thạch của bộ jeans, màu xám trân châu của các loại Âu phục. Nhưng sở dĩ Xuân đẹp không phải nhờ màu y phục, màu son phấn, cũng không phải nhờ những món nữ trang  kim cương, ngọc thạch. Xuân đẹp là ở cái nội tâm hạnh phúc, ở tâm hồn tươi sáng của Xuân chiếu ra. Niềm hạnh phúc ấy làm khóe mắt Xuân loáng gương, làm nụ cười nở trên cặp môi tô son màu hồng hạnh của Xuân thêm tươi rạng, làm cho khuôn mặt Xuân tình tứ mặn mà...
Nhà văn
Nhật Thịnh
Tập truyện thứ 6 “Mùa Xuân châu ngọc” của Bích Xuân nội  dung tương tự tập trước,  Bích Xuân đã dựa vào văn thơ để dàn trải tâm sự, và nhiều cuộc tình trong đời Bích Xuân, có xa nhau trong căm phẫn, tuy nhiên cũng có những trường hợp mộng mơ, êm thắm, bởi vậy người ta thấy bàng bạc trong thơ truyện của Bích Xuân vẫn phảng phất cuộc đời và con người Bích Xuân. Gọi là truyện ngắn nhưng chưa thật đúng mang dáng dấp của thể loại tự truyện nhiều hơn. Chính bởi thế người ta hiểu được Bích Xuân nhiều hơn, cảm mến một nghệ sĩ mà không bộ môn nào không muốn đặt chân vào. ..
Nhà văn Nguyễn Thùy
Đối tượng cô trao đổi tình cảm qua các tác phẩm, cô chỉ nói tình cảm cô đối với người đó, chứ không hề nói đến những tình cảm người đó đối với cô. Hoặc là cô « cao thượng », hoặc là người đó chẳng có gì thật sâu đậm để cô gắn bó. và « Anh » hay « Chàng » chỉ là, một hình ảnh « lý tưởng » hơn là một người yêu có thật. Tôi nghĩ như thế có đúng không ?.
Tap chí Ngày Mai California
Năm nay, một lần nữa Bích Xuân lại qua Mỹ để ra mắt thi phẩm Bao Giờ Anh Đi và đã thành công rực rỡ, được mọi người ưu ái đón nhận ở nhiều nơi, từ Seatle tới Philadelphia rồi orange county- thủ đô thị nạn của người Việt...và Dallas. Riêng tại orange Bích Xuân đã có tới ba lần trình diễn, gặp gỡ các thân hữu và người yêu thơ và ‘thích’ Bích Xuân, vì rất ít có một nữ sĩ nào có được một cái dáng dấp và phong thái như Bích Xuân- rất tự nhiên và quyến rũ... đối đáp khôn khéo và duyên dáng...
Tạp chí Thế Giới Nghệ Thuật (California) 
Tôi thấy một người đàn ông, bây giờ thì tôi không thể tưởng tượng lại ông ta như thế nào, già hay trẻ, mập hay ốm, xấu hay đẹp v.v…Cái đáng nói ở đây là ông ta đang ôm trong tay một con mèo và đang vuốt ve nó. Trong thoáng chốc tôi bỗng ước ao ghê gớm là trở thành con mèo trong tay người đàn ông đó. Và, nếu tôi là con mèo đó thật thì tôi sẽ không như nó, không nằm yên “ ngái ngủ trong tay ‘anh’ như cô Nga của Nguyên Sa mà tôi sẽ nhảy vọt vào người  "anh ", tôi sẽ cào, sẽ cấu, sẽ xé anh ra cho rách bươm trong hạnh phúc...     
Tuần báo Sóng Thần  (Virgina)
Phải công nhận rằng Bích Xuân không những là một nhà thơ, một ca sĩ, mà mà một nhà thương mại tài giỏi trong vấn đề marketing. Trước khi ra mắt sách, đã tràn ngập quăng cáo trên ba bốn tờ báo ở Paris từ hai ba tháng nay ; lại còn in bốn màu trên bìa một tờ báo, gợi trí tò mò độc giả, lại còn dự tính đi chu du Mỹ châu để bán sách nữa. Nhưng đây chỉ là hình thức thông thường của việc quảng cáo trong thương mại. Cái tài của Bích Xuân nằm trong vấn đề tâm lý. Lôi kéo độc giả do cái ưỡm ờ của những tựa đề, làm độc giả yêu thơ hay không yêu thơ Bích Xuân, phải tìm hiểu để thỏa mãn tính tò mò thông thường của bản chất con người...
Việt Báo California
Với tâm hồn phóng khoáng nằm sâu trong một cơ thể cao lớn lai Âu Bích Xuân không hề giấu giếm nỗi đam mê, sự khao khát  một tình yêu chân thật của cả hai mặt tinh thần và thể xác. Những ước vọng to lớn trong đời sống thường nhật, những suy nghĩ về người Bạn, người Cha, người Mẹ và Người Tình. Nhắc đến ai là nhắc đến những giây phút với suy nghĩ rất thật. Ví dụ nhắc đến những người đàn ông,  trong thơ văn nàng kiều paris  người ta thấy ngay nàng đã không hề che dấu sự khinh ghét hay yêu thương, những ánh mắt chán ngấy hay những nụ hôn tràn ngập dục tính, những cái oàng oại , cong người khi yêu đương, tất cả được lột trần và không làm Bích Xuân chùn tay  khi đưa nó vào thơ văn. Đầy là điểm đáng yêu trong hàng lô chữ nghĩa của Bích Xuân...
 Người Việt  (Dallas)
Đúng một năm, một tháng sau, ngày 13 tháng 8 năm 1997 một số thân hữu lại được gặp Bích Xuân trở lại Dallas « tay không » Trên 200 tập thơ « Bao Giờ Anh Đi » không còn một cuốn nào. Bích Xuân không có dịp để ngâm thơ, hát cho bà con thương mến Bích Xuân như dịp ra mắt năm ngoái. Những tập thơ của Bích Xuân mang theo đã gởi đi nơi khác, nơi mà Bích Xuân đã đi qua như : Philadelphia, Washington State (Seattle) Santa Ana...Bích Xuân nhờ Người Việt Dallas cáo lỗi những người yêu mến Bích Xuân vì sách không còn còn để tổ chức một buổi hôi ngộ...) tuy nhiên để độc giả yêu thơ...
VIỆT Magazine (San Jose )
Chúng tôi không bác bỏ hay chống đói những nhận xét của Phạm Duy, Hồ Trường An, Trà Lũ, Diên Nghị ( và có thêm cảm tưởng của nhà văn Duyên Anh và nhà báo Từ Nguyên, nhà thơ Nguỹen Hữu Nhật) Họ đã khen Bích Xuân – con  người và thơ của con người ấy. Chúng tôi, không những là không đồng ý mà còn hoan nghênh thơ Bích Xuân về mặt tư tưởng. Xin cho phần riêng chúng tôi đề cập đến kỹ thuật thơ của Bích Xuân, kỹ thuật thơ không phải là qui phạm, không bắt buộc người làm thơ phải nhất nhất tuân hành, tuân thủ hay tuân phục. Chúng tôi hòan tòan ngưỡng mộ Bích Xuân ở những tư tưởng rất Tự Do, rất Hạo Nhiên, rất Phóng Dật của cô qua thể hiện qua lối dàn dựng từng bài thơ một…
Nguyệt san Tiếng Dân (Paris)
Mấy năm nay, ngưới Việt ở Paris, giới văn nghệ đều gặp nhau ở nhận định : Paris nở rộ thi ca của các nhà thơ nữ. Nhiều trường phái thơ, nhiều rung cảm có thể gọi là mới lạ mà giới văn nghệ nữ như muốn e lệ dấu diếm, nay nổ bùng, phải chăng ngấm cái chất » giải phóng » của phụ nữ Tây phương.  Tác phẩm sắp được trình làng, đây là những nhà thơ nữ lớn tuổi. Bích Xuân tỏ ra xung sức hơn cả trong lãnh vực sáng tác. Ngay như thời còn ở Việt Nam khó nhà thơ nào đạt tới cái mức, chứ đừøng nói là vượt. Ba năm liên tiếp ba tác phẩm thơ ra đời, Bao Giờ Em Quên, Chàng, Bao Giờ Anh Đi, BÂY GIỜ EM VUI...Súc sung mãn chua ngừng ở đó thì tác phẩm thư nam đã được tác giả cho biết đã lên khuôn in và sẽ ra mắt độc giả Paris vào mùa hè năm 19998 ....
Tuần Báo Phương Đông
Mấy năm nay, ngưới Việt ở Paris, giới văn nghệ đều gặp nhau ở nhận định : Paris nở rộ thi ca của các nhà thơ nữ. Nhiều trường phái thơ, nhiều rung cảm có thể gọi là mới lạ mà giới văn nghệ nữ như muốn e lệ dấu diếm, nay nổ bùng, phải chăng ngấm cái chất » giải phóng » của phụ nữ Tây phương. Một số phụ nữ vẫn giữ phong thái trau vàng chuốt ngọc như bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm sắp được trình làng, đây là những nhà thơ nữ lớn tuổi. Bích Xuân tỏ ra xung sức hơn cả trong lãnh vực sáng tác. Ngay như thời còn ở Việt Nam khó nhà thơ nào đạt tới cái mức, chứ đừng nói là vượt. Ba năm liên tiếp ba tác phẩm thơ ra đời, Bao Giờ Em Quên, Chàng, Bao Giờ Anh Đi...Súc sung mãn chua ngừng ở đó thì tác phẩm thư tư BÂY GIỜ EM VUI đã được tác giả cho biết đã lên khuôn in và sẽ ra mắt độc giả Paris vào mùa hè năm 1998...
Tạp chí Á Châu (Paris)
Bích Xuân đã thổ lộ tâm tình trong lời ngỏ : « Thần linh đã lặng lẽ an bài cho số kiếp, nhưng định mệnh cố tình chọc phá, để lòng tôi phải nát tan ». Bao Giờ Anh Đi ? Anh phải đi, xa anh em mới vui được ít nhiều. Tình nàng thật là mâu thuẩn, vì :
« Anh chưa đi mà nghe lòng hun hút nhớ
Thấm qua đời rớt xuống lá lạnh băng »
À, vậy ra Bích Xuân mong mỏi người yêu ra đi, chóng đi, đi ngay để nhà thơ trong nàng có dịp diễn tả lòng bùi ngùi thương tiếc người xa vắng, để dược sống một đời cô đơn, lạnh lẽo, cái tình này phải chăng là một nhiệt tình biến thái (Masochisme) mà người mắc chứng ấy chỉ thích chịu đau đớn một mình ? Không, tôi không tin rằng nàng thuộc về hạng ấy, vì tình nàng với chàng thường rất nhẹ nhàng, như một làn gió thoảng :
Tình anh như ánh trăng ngời
Hương yêu êm ấm trong đời sống em...
Bán nguyệt san Bạn Đường (Paris)
Một buổi tối cỡ quá nửa đêm, tôi không nhớ thời điểm nào, khi đang ngồi trước máy để lo « trả nợ », thì điện thọai reo. Tôi có tật « ngủ ngày, cày đêm », điện thoại reo giờ này chắc hẳn phải là người quen. Bốc điện thọai lên và hỏi :« A-lô, ai đó » thì đầu dây bên kia vỡ òa tiếng khóc. Mà lại là tiếng khóc « liền bà » mới kẹt. Tiếng khóc càng lúc càng nức nở, đau khổ, uất ức khiến tôi đâm hỏang. Một thóang « tự kiểm » chớp nhóang. Mình đã làm chi bậy bạ mà nay…lãnh nợ ? Tôi nói như hét trong máy « Ai đó ? Cái gì vậy ? » Tiếng khóc bên kia chợt nín và một giọng mếu máo, thiểu não cất lên. Đó là Bích Xuân. Trong tiếng nấc, Bích Xuân cho hay là đã lỡ tay xóa hết gần 100 trang của một tác phẩm mới, loay hoay mãi bây giờ đành thất thủ. Bây giờ làm sao viết lại ? « Chắc em chết » ! Và tiếng khóc lại cất lên nức nở. Một, hai chỉ đòi…chết ! ! !
Kịch Anh (Houston)
“10 năm nhìn lại trong thi ca” văn, thơ cũng như âm nhạc tiềm ẩn trong tâm hồn Bích Xuân, được rút tỉa những kinh nghiệm từ bản thân cũng như bạn bè. Thi sĩ Lan Cao cho rằng với nhiệt huyết đam mê trong cõi văn chương của Bích Xuân thì không bao giờ cạn kiệt những điều riêng tư, âu lo dẫn đến sự tò mò nhưng đầy tính lãng mạn trong những tác phẩm của Bích Xuân. Ông chia xẻ việc làm Bích Xuân hôm nay trong thi ca hiện đại rẻ như bèo bọt, nhưng không giản dị, khó mà bám vào để sống có thể ví nó như lớp sương mù vây phủ thành phố buổi sớm mai ...
Nhà văn Bích Huyền
Gần 20 năm xa quê, Bích Xuân sống trong lòng Paris, kinh đô ánh sáng với sông Seine êm đềm thế, cung điện rực rỡ thế, nhưng lúc nào Bích Xuân không nguôi ngoi được nỗi nhớ nhà, nhất là thời gian vào xuân,Tết Nguyên Đán trở về . Tình chị em nhớ nhung đến thế, mời gọi đến thế...đã dệt nên nhiều vần thơ thương nhớ giữa chị và em trong thơ của Bích Xuân. Và đây là tình mẹ tha thiết vô cùng .
Thưa quí vị, khi đọc những vần thơ trên của Bích Xuân, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống. Buồn và nhớ mẹ, thấp thoáng thôi như trong thơ Bích Xuân. Thế nhưng nhạc và thơ ấy lại gây được nhiều ấn tượng trong lòng người nghe, người đọc...
Tin Tức  (Paris)
TT: Người ta biết Bích Xuân qua những tập thơ . Từ thơ sang truyện có gì khó khăn không ?
BX: Đối với tôi thơ, văn cả hai đều khó. Phải thích nó …phải kiên nhẫn thì mới được. Kiên nhẫn là một việc, nhưng phải có óc tưởng tượng phong phú nữa kìa…Văn chương cả một nghệ thuật, mà người sáng tạo phải biết tối thiểu của nghệ thuật. Viết văn tôi không cảm thấy khó, vì trước đó tôi đã biết làm thơ .
TT: Chị cho biết kỷ thuật xây dựng truyện .
BX: Dàn dựng như một vỡ tuồng trên sân khấu.  Tôi viết tới đâu ý tưởng tiếp theo tới đó. Có lúc ý bị phân tâm, tôi ngưng viết. Cốt truyện nghĩ ra thì dễ lắm ! cái khó phải viết như thế nào, để lôi cuốn người đọc...
Nhạc sĩ Võ Đình Tuyết
Rất nhiều văn nghệ sĩ khi viết về Bích Xuân thường nhìn về khía cạnh sầu thảm, và rất buồn, trong lời tựa tập thơ Chàng ở cuối câu chị viết hai câu thơ của Chế Lan Viên :
« Với tôi tất cả đều vô nghĩa
   Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau »
Riêng tôi, không nghĩ là vậy, mà là sự trái ngược : Thi sĩ Bích Xuân là một người rất yêu đời, yêu người, rất lãng mạn, rất nghệ sĩ và rất...tếu. Ở một người đàn bà trời cho đẹp, cho nhiều tài năng thiên phú, thì đương nhiên«Chữ tài với chữ tai một vần » thường đi với nhau như cụ Nguyễn Du nói. Với tôi nữ sĩ Bích Xuân là con người rất nhiều hạnh phúc, nhiều đến nỗi cô ta cân ký bán đi không hết ...
10  năm  nhìn lại
bài viết được đọc lên buổi văn nghệ hôm ấy làm cho khán giả có cảm tưởng: Bích Xuân với tâm hồn phóng khoáng nằm sâu trong một cơ thể cao lớn lai Âu, Bích Xuân không hề giấu giếm nỗi đam mê, sự khao khát...Tất cả được lột trần, và không làm cho Bích Xuân chùn tay khi đưa nó vào thơ văn. Thi sĩ Ngân Ðoài giới thiệu Bích Xuân bước ra sân khấu trong chiếc áo dạ hội cổ điển  Tây phương. Bích Xuân trong lời phát biểu chân tình, trong 10 năm mênh mang trong cõi thi ca đã bỏ tất cả thời giờ trong sự sáng tạo qua các tác phẩm với mục đích là đi tìm cái đẹp của cuộc đời  ...
Giáo sư  Hoàng
Thưởng thức nghệ thuật mà thiếu óc tưởng tượng, thì làm sao hiểu nỗi người sáng tác!  Ngôn từ thi ca là thứ du dương ma mị, hiện thực mộng ảo, nhưng nó ngự trị trên tất cả. Và sáng tạo là do tài năng, chứ không dựa trên tiêu chuẩn bằng cấp. Những bài truyện ngắn và thơ như những người tình nghệ thuật lãng mạn, nhưng lãng mạn trong trật tự..