Tuần báo SÓNG THẦN ( Virgnia)

 «  BÂY GIỜ EM VUI » BÍCH XUÂN
Tô Vũ

 Những tựa đề cua Bích Xuân. Nó ngộ nghĩnh, nó lửng lơ, có thể nói nó lẳng lơ. Mới đầu là Bao Giờ Em Quên, rồi đến Chàng, rồi đến Bao Giờ Anh Đi, và sau cùng là Bây Giờ Em Vui và lần ( tập 5) tới là Sau Những lần…( chấm chấm chấm). Thật lửng lơ triêu ghẹo, ma quái ! Với tựa đề này, tùy óc tưởng tượng của độc giả, có thể là Sau những lần khép cửa hay Sau nhữnh lần ăn no,v.v…Và cũng có thể rằng sau tập thứ 5 này Bích Xuân sẽ cho ra tập 6 với tựa đề Bây giờ em khôn, hay là Bây giờ em vẫn…( chấm chấm chấm),v.v…tùy hứng tác giả, tôi chỉ đóan mò, gợi ý chút đỉnh cho nhà thơ thôi. Vì vậy, tôi không cho rằng tập thơ Bây Giờ Em Vui là một đoạn kết, một épilogue của một luận đề như nhà thi, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên viết, tôi nghĩ rằng truyện tình của BX chưa đén hối kết cục và còn hứa hẹn nhiều pha gây cấn hồi hộp cho độc giả tôi cũng mong như vậy.

Trong lần giới thiệu tập thơ Chàng của Bích Xuân hồi năm 96, tôi có nói : « Nếu ta gắn liền ba tựa đề với nhau (lúc bấy giờ mới có ba tựa đề), ta thấy có một sự liên tục như là tựa đề của những chương, những tập của một trường thiên tiểu thuyết kiểu roman à épíodes hay feuilleton »

Nhận xét đó càng ngày càng rõ rệt. Các tựa đề không phải là ngẫu nhiên, mà như là đã được xếp đặt trước, giống như một scénario diễn tiến trong giai đọan tình cảm trong sự nghiệp ái tình của nàng, phải gọi là sự nghiệp thì mới mô tả đúng tầm vóc đồ sộ của Bích Xuân được. Từ năm 1994 đến nay, mới có 4 năm mà Bích Xuân đã có 4 lần sinh nở, lần này lại sinh đôi nữa, sinh nở những đứa con tinh thần, bốn tập thơ và một đĩa nhac ! Chẳng có một nhà thơ nhà văn nào ở Pháp « hăng » bằng Bích Xuân cả, tôi muốn nói là hăng xuất bản thi phẩm !

Phải công nhận rằng Bích Xuân không những là một nhà thơ, một ca sĩ, mà mà một nhà thương mại tài giỏi trong vấn đề marketing. Trước khi ra mắt sách, đã tràn ngập quăng cáo trên ba bốn tờ báo ở Paris từ hai ba tháng nay ; lại còn in bốn màu trên bìa một tờ báo, gợi trí tò mò độc giả, lại còn dự tính đi chu du Mỹ châu để bán sách nữa. Nhưng đây chỉ là hình thức thông thường của việc quảng cáo trong thương mại. Cái tài của Bích Xuân nằm trong vấn đề tâm lý. Lôi kéo độc giả do cái ưỡm ờ của những tựa đề, làm độc giả yêu thơ hay không yêu thơ Bích Xuân, phải tìm hiểu để thỏa mãn tính tò mò thông thường của bản chất con người.

Khi tôi cầm tập thơ, đọc các tựa đề Bây Giờ Em Vui, tôi ngỏ lời chúc mừng thì Bích Xuân lại nói vui mà không vui, dzậy mà không phải dzậy ! Gặng hỏi thì Bích Xuân bảo : « Bác cứ đọc rồi sẽ thấy ! »

Tôi cố gắng đọc. Về hình thức, khác hẳn với những tập thơ cũ, bìa tập thơ này in 4 màu lộng lẫy, mặt bìa trước in hình tác giả với tựa đề tập thơ Bây Giờ Em Vui, và đĩa nhạc CD Có Những Chiều…(chấm chấm chấm), bìa sau quảng cáo cho tập thơ thừ 5 Sau Những Lần…lại chấm chấm chấm. Quí vị có thấy cái ưỡm ờ, lối nói…nửa cùưng… xuân của ba tựa đề đó không ?

Nội dung tập thơ gồm hai phần chính, phần thơ 76 trang, bút ký 65 trang. Còn lại là phụ bản, các bài trích các báo, những hình ảnh ghi những buổi ra mắt tập thơ ở các nơi, mấy bài thơ phổ nhạc, mấy bài thơ dịch ra tiếng Pháp. Tôi không căn cứ vào phần Bút Ký mà tôi cho là đời tư Bích Xuân, tôi chỉ căn cứ vào những bài thơ để giới thiệu.

 Đọc bài mở đầu  «Những lời thầm lặng » gửi cho « Anh » thấy những dòng chữ sầu thảm báo tin sự chia lìa, do sự ra đi của người yêu ( tôi xin trích) : « dấn thân vào con đường đầy nguy hiểm mà em cho là anh đã hành động bạt mạng liều lĩnh…Mối tình trở thành ly tan, và cuộc tình đã chấm dứt một cách êm đềm » và Bích Xuân viết ở đọan cuối « Một ngày cuối đông em đang viết những dòng chữ này trong căn nhà tại vùng Ivry sur Seine  (…) em chợt nhớ anh, nhớ anh vô cùng. Ơi ! anh trái tim em ». (hết lời dẫn).

Chu choa ! mới mở đầu tập thơ tựa đề Bây Giờ Em Vui mà đã cho bạn đọc những dòng chữ báo hiệu sự chia lìa thì còn vui nỗi gì nữa ! Thế nhưng, bắt đầu từ trang sau không còn dấu vết gì của sự chia lìa sầu thảm, mà nửa tập thơ kể tòan là những nỗi dằn vật, những ước mơ những thèm khát của một phụ nữ cô miên, với những rạo rực, những nhớ nhung. Kỷ niệm những gặp gỡ ở Hoa Kỳ nhân dịp tác giả đi giới thiệu những tập thơ. Có thể rằng đó là hậu qủa của sự chia ly nói trong thư mở đầu. Hãy trích một vài câu. Bài :
Đêm Qua trên vách Cửa Mờ :

Thịt xương tê dại đâu đâu

Thế thôi cũng đủ lao đao từng giờ


Bài :Một Mình :


Em về nằm ngủ một mình


Nhằn nhừ dăng
  ngớ người tình đêm qua

Niết bàn nghiền nát trên da


Lấn qua cơ thể âm ba mỗi ngày…


Bài : Con Mèo :


Uyển chuyển em luồn nhẹ qua


Vung văng bò xuống chân và… thích chưa !

Vài đọan trích đó cũng đủ để qúi vị có một ý niệm, chẳng cần phải trích dẫn nhiều. Muốn hiểu thêm, qúi vị có thể coi bài Rạo Rực trang 19, bài Ma Trơi trang 24, bài Sớm Mai Thức Dậy trang 36, bài Say Rượu trang 45, bài Muốn Tu trang 46 v.v…các bài đó đều cùng một âm điệu.

Đặc biệt nhất bài Bát Tình, kể tám người tình ở những thành phố đi qua, mỗi nơi có 4 câu thơ. Người đọc hơi sững sốt với cái tên Bát Tình. Thông thường nói thất tình là bảy thứ tình cảm của con người, mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét và ham muốn, nhưng đây Bích Xuân dùng chữ Bát Tình chẳng phải để nói lên tám cái tình cảm của con ngừơi, mà nói lên tám người tình của nàng ở Montréal, San José, Norvège, Toronto, Bolsa, Paris, Sacramento và Washington DC mà nàng đã gặp ở những nơi đó, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Riêng tại Paris, thì rõ rệt như một với một là hai :

« …Rạng rỡ nắng chiều
Mắt xanh như biển sâu nhiều tình em
Tơ vàng đuôi mắt lá chanh

Môi em đọng mật thơm dành Âu tây »

Đã nói lên Chàng của Bích Xuân ở Paris là ai . Những người đoán mò khi đọc tập thơ Chàng ngày trước, nay chẳng còn phải thắc mắc.
Ngoài mấy chục bài thơ trữ tình, lãng mạn, nhớ nhung, giận hờn, trách móc theo thể thơ mà Bích Xuân vẫn thường dùng trong những tập thơ trước, thì người đọc nhận thấy đã có sự chuyển hướng trong khỏang hai chục bài khác. Những lời thơ, ý thơ,câu thơ đã biến chuyển, không còn mộc mạc, lãng mạn như trong những tập thơ đầu, mặc dầu trong những tập thơ đầu cũng có những ngập ngừng hướng về thể thơ mà tập thơ này mở rộng không dấu diếm, những câu thơ đã trở thành táo bạo. Từ những vần thơ lãng mạn buổi ban đầu, với những bài thơ hướng thiện, dịu hiền, nhớ mẹ, nhớ làng xưa, cầu Trời cầu Phật,v.v…thì nay những câu thơ lãng mạn đó không còn nữa, mà nhường chỗ cho những câu thơ « khích tình », thơ érotique, hay là thơ « da thịt » nói theo kiểu của mấy ông nhà báo Việt ở bên Mỹ. Tôi không biết hiện nay có những nhà thơ, nhà văn Việt Nam nào viết loại thơ « da thịt » này ở hải ngọai, nhưng tôi có cảm tưởng là với tập thơ Bây Giờ Em Vui, Bích Xuân đã tiên phong sáng tác với thể thơ này. Nhà văn Lê Văn Lân khi nói đến thơ Bích Xuân, với cái nhìn của một thầy thuốc, ông Lân đã nói : (…) Bích Xuân có khuynh hướng dùng chính cơ thể, da thịt, nội tạng của mình để diễn tả thi văn. Bích Xuân rất bạo trong sự nhắc đến những kỷ niệm cảm giác lưu lại trên cơ thể dục tính như môi, lưởi, ngực, tòan là những từ chứa đầy ma lực bách hại hành hạ những thân xác con người (…).

Tôi nghĩ, khuynh hướng mà ông Lân nói đó, là cái mầm của sự chuyển hướng từ lãng mạn đến « khích tình » của thơ Bích Xuân. Tôi không phê phán nhà thơ Bích Xuân, tôi không nói theo kiểu qua lăng kính đạo đức của nền văn hóa cổ truyền như câu : Đàn ông chớ đọc Phan Trần. Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều. Tôi không nhận đó là một bước đi của một nhà thơ, một phát triển của một nhà thơ như các nhà thơ, nhà văn khác sống ở những nước Âu Mỹ, nơi mà « sex » được dùng hàng ngày một cách tự nhiên, trong các dịch vụ thương mại, ở các nơi công cộng, trên báo chí, quảng cáo, télévision, cinéma, internet v.v…Do đó, ảnh hưởng « sex » vào một nhà thơ lãng mạn chuyên viết thơ trữ tình cũng là tự nhiên, từ lãng mạn bước sang trữ tình chỉ một bước nhỏ, biên giới không rõ rệt, nhưng từ trữ tình bước sang « khích tình » lại là một bước dài.

Bích Xuân đã tạo cho mình một thế đứng đặc biệt trên văn đàn, ghi một cái mốc trong thi ca Việt Nam ở hải ngọai, đánh dấu một chuyển hướng táo bạo của  một nhà thơ nữ.

Mặc dầu có nhìều khuynh hướng trong lãnh vực văn chương, nhưng vẫn còn có một số người trang trọng, nâng niu những chuyện tình lãng mạn của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Họ vẫn bảo thủ, quan niệm rằng những thứ ẩn hiện, làm khích động cảm giác con người nhìn, người đọc, người nghe, bát phải tìm tòi, phải tưởng tượng, phải xét đóan, như nhìn một cơ thể có những đường nét thẩm mỹ, ẩn hiện dưới làn voile mỏng, vẫn gợi cảm hơn là nhìn một cơ thể trút bỏ một cách dễ dàng và sổ sàng hết những gì che đậy.

             Tô Vũ