VIỆT Magazine San Jose       

                                                     TIẾNG NÓI THÂN PHẬN
                                                                             Trần Trung Thuần
 
 Nhìn chung : tập thơ CHÀNG, đẹp rất nhã. Bìa trước là bức tranh khỏa thân có khóat sơ một tấm vãi mỏng, chẳng đề tên họa sĩ nào. Bìa sau, một góc để ảnh bán thân tác giả như sau : Nguyễn Thị Bích Xuân sinh tại quận ba Đà Nẵng. Qua Pháp năm 1979. Làm thơ từ 1988. Tác phẩm đã xuất bản :
1.      Bao Giờ em quên ( 1994)
2.      Chàng (1996)
3.      Bao giờ anh đi ( sẽ xuất bản 1997)
Tòan tập thơ CHÀNG cò 41 bài, ngắn nhất 4 câu, bài dài nhất 40 câu, không có bài nào ngắn hơn hay dài hơn số câu vừa nói. Hình thức là thơ tự do, thơ lục bát, thơ năm chữ, bảy chữ, thơ bảy chữ. Điều đáng nói là nội dung thơ Bích Xuân rất thuần nhất, nghĩa là trước sau gom một đối tượng CHÀNG (chỉ có một bài thơ thóat ra cái thuần nhất đó, có nói về Mẹ. Mẹ Tôi, nhẹ nhàng như cơn gió thỏang qua rồi bay biến).

Chúng tôi đọc thơ Bích Xuân trong phạm vi tập thơ CHÀNG. Gác qua bài Mẹ Tôi. Chúng tôi thấy Bích Xuân là một người con gái, là một người đàn bà thật tội nghiệp. Nhìn ảnh cô in trên bìa sau tập thơ thì cô là một nhan sắc. Thế mà trong lời tựa của chính cô viết, cô đã kết luận bằng hai câu của Chế Lan Viên :

« Với tôi tất cả đèu vô nghĩa
Tất cả không ngòai nghĩa khổ đau »…


Chúng tôi cứ băn khăn : có thể nào Bích Xuân như thế không ? Nếu thé thì thơ cô là những điều tự tình xót xa. Nguyễn Bính thường nói : Bao nhiêu đau khổ của trần gian/Trời đã dành riêng để tặng nàng.

Hai câu thơ Nguyễn Bính đồng nghĩa với nhận xét nửa Việt nửa Tây của Phạm Duy : Bích Xuân có cái personnalité, cho chúng ta hiểu rằng Bích Xuân đau khổ trên phương diện tình yêu !

Hồ Trường An viết một bài khá dài nói về « Tình yêu trong thi ca của Bích Xuân » đăng ở phần trước thi tập CHÀNG. Ông hòan tòan khen ngợi, nếu không nói là ông đã hết lòng ca tụng Bích Xuân. Qua thơ Bích Xuân, ông đã nhìn thấy nguyên vẹn tâm hồn tác giả : yêu tha thiết, yêu chân thành, đau khổ sâu sắc. Rồi sợ người đọc còn bỡ ngỡ , ông nhận xét thêm về tình yêu và thơ của Bích Xuân : « Tình yêu nào mà không nói lên tiếng lòng chân thạt của tác giả dù có điêu luyện, dù có ngôn từ chuốt lọc hoa mỹ đến đâu cũng đổ vỡ thảm thương về mặt nghẹ thuật. Thơ của Bích Xuân thì vượt khỏi điều giả dối đó . »

Chúng tôi nghĩ rằng Hồ Trường An đã chao lòng khi đọc những bài thơ rất nhẹ, rất dễ thương của Bích Xuân chẳng hạn như bài Bụi Mờ :

« Hoa đã rung lên chốn bụi thơ

Như say hoa vẫn nở dại khờ

 Nhánh lá dâu xanh thơm đường sữa

Hương lòng khua động ánh trăng mơ »

Thật ra thì nhà văn Hồ Trường An tâm đắc những câu thơ của Bích Xuân mà ông đã thâm nhập đụơc, ông bảo rằng : « đây là tiếng nói trung trực của tác giả ».
Về tình yêu :
«Lá gầy gom lại chôn lưng huyệt

Ân tình khâu lại một vuông chăn »

Về mỹ thuật :
«Cúi hôn mặt đát như vôi
Hư vô như chết mình tôi bên đường »
Về nhân sinh quan :
« Trong lòng như thấy có mưa
Nhỏ từng giọt nhớ mòn thưa thăng trầm »
Về hạnh phúc :
«Thêm một lần dại dột nhớ tên anh
Thêm bơ vơ dang dở
Dang dở khóc
Khóc vì dở dang… »

Hồ Trường An không cần dè dặt, đã xếp Bích Xuân đứng chung hàng với T.T.K.H, với Lệ Khánh, với Ngô Kim Thu, với Lệ Thụy Ý và với Lê Thị Ý. Cũng mừng Bích Xuân đã không lẻ loi ! Không phải chỉ có nhà văn Hồ TRường An đã có bài giới thiệu Bích Xuân và thơ của cô. Trong thi tập CHÀNG, chúng tôi còn đọc được bài của nhà văn Trà Lũ và bài của nhà thơ Diên Nghị. Cả ba đã nói về Bích Xuân . Họ đều tránh né những ý tứ bi quan, những ý nghĩ phủ phàng về thân phận một kiếp hồng nhan đa truân, mọt hồng quần bị hồng quân đố kỵ không có gì vĩnh cũu và đẹp đẽ tòan bích trong tình trường. Cô không phải là Thúy Kiều, dù Thúy Kiều cũng là mọt người đau khổ, không chuyện này thì chuyện khác, mà đau khổ nhất là vì…yêu !

Chúng tôi không bác bỏ hay chống đói những nhận xét của Phạm Duy, Hồ Trường An, Trà Lũ, Diên Nghị ( và có thêm cảm tưởng của nhà văn Duyên Anh và nhà báo Từ Nguyên, nhà thơ Nguỹen Hữu Nhật) Họ đã khen Bích Xuân – con  người và thơ của con người ấy. Chúng tôi, không những là không đồng ý mà còn hoan nghênh thơ Bích Xuân về mặt tư tưởng. Xin cho phần riêng chúng tôi đề cập đến kỹ thuật thơ của Bích Xuân, kỹ thuật thơ không phải là qui phạm, không bắt buộc người làm thơ phải nhất nhất tuân hành, tuân thủ hay tuân phục. Chúng tôi hòan tòan ngưỡng mộ Bích Xuân ở những tư tưởng rất Tự Do, rất Hạo Nhiên, rất Phóng Dật của cô qua thể hiện qua lối dàn dựng từng bài thơ một…Chẵng hạn như bài thơ CHÀNG :

«  Chàng là nỗi nhớ triền miên

Chan hòa trải rộng tới miền hoang vu

……………………………………
Nửa vòng trái đât thâm sâu
Chàng là tất cả muôn màu xanh tươi »

Bích Xuân đã thần tượng hóa Chàng như trời đất, như bốn mùa, như vũ trụ. Ai yêu mà không như Bích Xuân ? Người con gái nào lớn lên cũng mong mình có một người bạn đời chung thủy – trong cái nghĩ vẹn tòan từ thế lực đến tâm hồn và đạo đức…Nhưng thân phận người đàn bà phương Đông : thà Chàng phụ bạc…Chúng tôi không muốn nói cho đầy câu, nửa câu sau là « em không phụ chàng » Nhưng…lại nói ra rồi thế là Bích Xuân đã yêu như thế nào, sống như thế nào…đã lộ «  nguyên hình tích » trong tập CHÀNG, và nay mai trong tập « BAO GIỜ ANH ĐI » . Xin cho phép chúng tôi không giải tỏ hết thân phận Bích Xuân. Thơ của cô, từ trong những bài trong tập BAO GIỜ EM QUÊN, đến CHÀNG đến BAO GIỜ ANH ĐI đã xuất  bản và sẽ xuất bản là nỗi buồn, không cần phải nói, đã đủ  niềm cảm thông. Xin hãy đọc bài « Thôi anh » để thấy chúng tôi không nói quá về Bích Xuân : Thơ Bích Xuân tiếng nói Thân Phận Đàn Bà…
«  Hồng phúc anh ơi có bao giờ

Nhớ anh nhớ quá ngòai ước mơ

 Tình em cuốn hút trong chiều thẳm

Ngã chúi xuống đường mòn xác xơ…. »

Chúng tôi không hiểu tại sao người xưa thường nói : « Con gái 12 bến nước, trong nhờ, đục chịu » 12 bến tại sao chỉ còn 2 bến, là bến trong và bến đục ? Có người vợ thật hạnh phúc nhờ chồng biết yêu thương vợ, yêu thương con, cật lực làm lụng nuôi sống gia đình. Cũng có người vợ phải khổ sở vì chồng trác táng, chơi bời, trụy lạc. Một là bến trong hai là bến đục, là hai thí dụ đó chăng ? Vậy còn 10 bến kia, chúng thế nào ! có phải nằm trong hai câu thơ của Bích Xuân :
Tình em cuốn hút trong chiều thẳm
Ngã chúi xuống đường mòn xác xơ….
Bích Xuân không « nhấn mạnh » rằng hai câu đó, cô có nhiều bài thổ lộ cho đời biết rằng cô không hạnh phúc đời cô là vô vọng, thất rất  rõ trong bài Tiễn Anh :
Nắng ở đây em nghe thầm thì mờ ảo
Để nhiều lần gợi nhớ tên anh
Thêm một lần dại dột nhớ tên anh
Thêm bơ vơ dang dở
Dang dở khóc, dang dở khóc
Khóc vì dở dang….
Bài Tiễn Anh kết thúc bằng bốn câu thơ, câu nào cũng có chữ dang dở. Đó là thân phận cô, thân phận dở dang !
Chúng tôi không viết về cô không để khen hay chê, mà dựa trên ý tưởng cô phơi bày qua thơ…thấy thơ cô thật cần thiết cho sự thông cảm giữa người với người nhất là tìm hiểu nội tâm người đàn bà, thấy họ cần gì và đời sống phải có những đáp ứng nào…Nhưng chuyện « đáp ứng » tự ngàn năm xưa ai cũng thấy mà ai nào giải quyết được ! Người xưa cũng hay nói : Ở đời may ít rủi nhiều, hoặc thì năm khi mười họa, bây giờ hóa ra thơ Bích Xuân :
« Bên sông em hứng cơn gió lạc
Một khối buồn chung cõi mịt mùng… »
 Chúng tôi nghĩ Bích Xuân không nói một cách qúa bâng quơ !
                                                                                     
                                                            VIỆT Magazine, San Jose (Cali)