'Chàng' của Bích Xuân
                                                BÍCH  HUYỀN

Tôi thích kể từ khi còn đi học yêu thơ khi đến tuổi biết yêu, biết thương nhớ, đợi chờ. Thế nhưng...chẳng bao giờ tôi  thực hiện nỗi một bài thơ. Cũng chẳng bao giờ làm nỗi một bài thơ, nếu không có sự khuyến khích, giúp đỡ của người khác.
Vậy mà bây giờ lại đứng trước quí vị để giới thiệu về tác phẩm. Thật khó vô cùng. Tuy nhiên thưa quí vị, tôi sẽ cố gắng và chỉ xin phép được nói lên ở đây ít nhiều cảm nghĩ của tôi khi đọc tác phẩm ‘Chàng ‘ của nữ thi sĩ Bích Xuân cảm nghĩ của mt đc giả, hay hơn nữa, chỉ là mt tâm tình hết sức là...phụ nữ dành cho mt người cùng phái làm thơ, hay nói cho thân mật : Của chúng tôi dành cho nhau.
Thưa quí vị, thưa chị Bích Xuân.
 Khi được anh Phạm Phú Minh tức nhà văn Phạm Xuân Đài cùng anh Lê Đình Điểu chủ nhiệm Nguyệt San Thế Kỷ 21 đưa cho tôi tập thơ ‘ Chàng’, cảm nghĩ đầu tiên của tôi khi lần đầu được cầm tập thơ ngắm nghía : Tươi mát quá ! Tươi mát như

tên của tác giả, Bích Xuân, mùa xuân xanh biếc. Có lẽ tôi sẽ gặp được’ Chàng’ của Bích Xuân để cùng được chia sẻ với niềm vui, hạnh phúc của Bích Xuân.
Tôi cũng chưa vi đọc những lời đề tựa, lời bạt của nhiều người viết đăng trước và  sau sách như thói quen đã có trong tôi. Vì tôi không muốn bị ‘ngoại cảnh ‘ chi phối hay nói đúng hơn tôi không muốn bị ảnh hưởng cuả người khác khi nói lên ý nghĩ của mình về thơ Bích Xuân...
Vâng, tôi tưởng sẽ gặp được ‘Chàng thơ ‘ của Bích Xuân. Thế nhưng, tất cả chỉ là mt bóng hình không rõ nét,  một hình bóng đã qua và giờ đây chỉ còn trong kỷ niệm, còn trong nỗi niềm thương nhớ mà thôi...
Theo tôi, Bích Xuân đã cho chúng ta biết bởi vì đâu có nỗi nhớ triền miên đó .
Chỉ có một chiếc gai nhọn, chỉ đâm có mt mũi thôi mà đã làm cho tan nát cả đời nhau thì làm sao mà quên cho được ? Nhưng trong suốt cả tập thơ, tuyệt đối không thấy Bích Xuân hận, Bích Xuân thù, chỉ là những vần thơ buồn, đẹp vương vấn như ca dao 
           
Nỗi đau của Bích Xuân êm nhẹ như thế mà thôi !
Chàng thơ của Bích Xuân là ai ? Có phải chăng là người trong lá thư viết vi gửi đến Montréal nhưng vẫn tràn ngập niềm mong nhớ , 
Có phải là người ở Cali mà đã có lần Bích Xuân không nhận tình yêu của người đó .

‘Chàng ‘ còn biết giận hờn là còn yêu thương lắm đó, thưa chị Bích Xuân, thưa qúi vị !
Thưa quí vị, tôi còn bắt gặp ở trong thơ củ Bích Xuân nhiều tình yêu khác nữa, cao cả hơn nhiều, Đó là tình yêu thương nhân loại. Thể hiện qua bài thơ ‘ Em tị nạn ‘ Trang 90 '
Và, tình yêu nữa : tình yêu quê hương trong bài ‘ Ngày tôi trở lại ‘, trang 48. Đọc bài thơ, tôi hình ra mt Bích Xuân nhỏ bé, chơ vơ đứng nép vào bên đường bụi mờ ngơ ngác nhìn Sài Gòn sao quá mênh mông 

Và sau cùng tôi muốn nói đến  thứ tình yêu gần gủi nhất con người : tình gia đình ,thể hiện trong thơ Bích Xuân.
Gần 20 năm xa quê, Bích Xuân sống trong lòng Paris, kinh đô ánh sáng với sông Seine êm đềm thế, cung điện rực rỡ thế, nhưng lúc nào Bích Xuân không nguôi ngoi được nỗi nhớ nhà, nhất là thời gian vào xuân,Tết Nguyên Đán trở về . Tình chị em nhớ nhung đến thế, mời gọi đến thế...đã dệt nên nhiều vần thơ thương nhớ giữa chị và em trong thơ của Bích Xuân. Và đây là tình mẹ tha thiết vô cùng .
Thưa quí vị, khi đọc những vần thơ trên của Bích Xuân, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống. Buồn và nhớ mẹ, Như mỗi lần nghe bài hát ‘ Xuân tha hương ‘ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vậy :’ Ngày xưa xuân thắm quê tôi, bao nhánh hoa đời đẹp tươi... ‘ và người nhạc sĩ đã nhắc đến mẹ với thật nhiều cảm xúc trong bài hát hình ảnh mẹ chỉ thấp thoáng thôi như trong thơ Bích Xuân. Thế nhưng nhạc và thơ ấy lại gây được nhiều ấn tượng trong lòng người nghe, người đọc...

Riêng về thơ Bích Xuân, tôi tin là như thế - bởi vì ý thơ và cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hỉểu của Bích Xuân đã lôi cuốn, chinh phục đc giả rồi. Bởi vì chắc quí vị và Bích Xuân cũng đồng ý với tôi rằng : Tình mẫu tử là mt trong thứ tình yêu thiêng liêng và cao quí nhất. Cho nên người đọc dễ chìm đắm trong thơ Bích Xuân, dễ thông cảm và chia sẻ.
Tôi xin phép được dừng lại ở đây, trong cảm xúc này...mà tôi có được khi đọc những vần thơ mượt mà tình cảm của nữ thi sĩ Bích Xuân...

 THẾ GIỚI Phụ Nữ  Cali
  Số 177    tháng 7 năm 1996